Những điều nên biết về dầu gội đầu khô

Bạn có tự tin rằng đã biết hết bí mật của loại dầu gội đang được chị em ưa chuộng này?

Dầu gội khô thực sự đã xuất hiện cách đây cả thế kỷ và phổ biến ở các nước Âu Mỹ từ lâu. Nhưng nó mới chỉ thực sự rộ lên ở Việt Nam cách đây không lâu. Dầu gội khô được xem là "bảo bối" thời hiện đại, dành cho các cô nàng "siêu lười". Nhưng thực chất dầu gội đầu khô là gì, công dụng của nó như thế nào, cách sử dụng ra sao, loại tóc nào có thể sử dụng và có thể tự làm dầu gội khô ở nhà được không? 

Những điều nên biết về dầu gội đầu khô - 1

Dầu gội khô được coi là 'bảo bối' thời hiện đại cùa các cô nàng 'siêu lười'

1. Dầu gội khô thực chất là gì?

Về bản chất, loại dầu gội này chỉ là một chất làm sạch tóc mà không cần dùng nước. Dầu gội khô hoạt động bằng cách hấp thụ dầu trên da đầu và tóc, giúp mái tóc trở nên sạch và nhẹ nhàng như mới gội.

Những thành phần trong dầu gội khô dạng xịt thường là hỗn hợp của nhiên liệu dạng phun, chất hấp thụ, dung môi, chất điều hòa và hương thơm. Mục đích sử dụng của dầu gội khô không phải là để thay thế việc gội đầu với nước mà là kéo dài thời gian giữa những lần gội hoặc dùng trong các trường hợp cần thiết. 

Dầu gội khô thường có ba dạng: dạng bột và dạng dung dịch xịt hoặc phun. Dù bạn chọn loại dầu gội ở dạng nào thì cũng nên chú ý đến sự tương đồng giữa màu sắc của dầu gội và màu tóc, tránh để lại những vệt trắng trên mái tóc.

Những điều nên biết về dầu gội đầu khô - 2

Công dụng tuyệt vời mà dầu gội đầu khô mang lại

2. Tóc nào có thể dùng dầu gội khô?

Nhiều người cho rằng những mái tóc dày, khô hoặc xoăn tự nhiên không thể dùng dầu gội đầu khô. Sự thật, vẫn có thể và hãy nên sử dụng! Thiếu độ ẩm là thủ phạm của những dạng tóc này vì dầu được tiết ra không thể nuôi dưỡng phần thân và đuôi tóc một cách nhanh chóng. Bạn cần có thêm thời gian, khoảng một ngày giữa các lần gội đầu để tóc được nuôi dưỡng.

Ngược lại, những bạn có da đầu không tiết dầu nhiều hoặc da đầu khô. Đây là những cô nàng may mắn khi tóc không có dầu thừa dù không gội đầu trong nhiều ngày. Kiểu tóc này không nên dùng dầu gội khô vì dễ khiến tóc bạn bị khô, xơ. 

3. Dùng dầu gội khô đúng cách

Hãy dùng khi tóc có dấu hiệu của bết dính hay bóng dầu. Nếu đang xõa tóc, bạn không cần dùng dầu gội khô ở đuôi tóc, chủ yếu trên phần đỉnh đầu, hay dọc theo chân tóc phía trước.

Sau khi bôi dầu gội khô lên tóc thì vỗ nhẹ, chứ không chải, không xoa bằng tay. Đây là cách tránh để bạn nhìn như đang có gàu hay bụi trên tóc.

Những điều nên biết về dầu gội đầu khô - 3

Một nguyên tắc nữa là dùng dầu gội khô khi tóc khô, không dùng khi tóc đang ướt.  Dùng sau khi bạn tạo kiểu hay sấy khô. Bột của dầu gội sẽ lấy đi lớp dầu ngay khi da đầu vừa tiết ra; đồng thời làm tóc thêm phồng và dày hơn.

Ngoài ra, dùng dầu khô ở chân tóc trước khi tập thể dục hay khi thời tiết đang trong mùa nóng sẽ làm giảm đáng kể lượng dầu trên tóc.

4. Có thể tự làm dầu gội khô tại nhà?

Những điều nên biết về dầu gội đầu khô - 4

Nếu cho rằng dầu gội khô bán trên thị trường chứa quá nhiều hóa chất, bạn có thể chọn mua loại dầu gội khô hữu cơ được sản xuất từ những thành phần tự nhiên. 

Hoặc bạn cũng có thể tự làm dầu gội đầu khô tại nhà bằng cách sử dụng phấn em bé hoặc bột mỳ. Dù lựa chọn của bạn là gì, hãy nhớ rằng dầu gội khô chỉ giúp hấp thụ lượng dầu thừa cũng như không hoàn toàn làm sạch những bụi bẩn trên tóc và da đầu.

Theo Khám phá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.