Ung thư, vô sinh vì dùng son môi rẻ tiền

Son môi được bày bán ở khắp mọi nơi và người mua phần lớn chỉ quan tâm đến giá cả, màu son, thay vi chất lượng, độ an toàn… Chính sự dễ dãi này khiến bạn có thể gặp nguy hiểm vì các loại son không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng. Rẻ một… nguy mười.

Son môi được bày bán ở khắp mọi nơi và người mua phần lớn chỉ quan tâm đến giá cả, màu son, thay vi chất lượng, độ an toàn… Chính sự dễ dãi này khiến bạn có thể gặp nguy hiểm vì các loại son không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng.

Rẻ một… nguy mười

Vốn là tín đồ của trang điểm vì công việc và cũng là sở thích, chị Trang Nhung (Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đi đến đâu cũng ưu tiên lựa chọn mỹ phẩm đầu tiên, đặc biệt là son môi. Đối với chị Nhung, nếu ra đường mà không to son chị chẳng còn chút sức sống nào. Tuy thường xuyên phải dùng đến son phấn, nhưng chị Nhung lại ít tìm hiểu về lĩnh vực này, đồ chị mua toàn ở mấy đại lý mỹ phẩm, nhân viên giới thiệu loại nào mới mới, tốt tốt, hay màu sắc có vẻ phù hợp với độ tuổi và làn da là chị mua ngay chả cần biết chất lượng đến đâu.

Chị Nhung chỉ đơn giản nghĩ rằng, chị cũng đã mua son của hãng nọ, hãng kia nhưng về dùng cũng có thấy khác gì đâu mà lại đắt đỏ, nên lâu dần chị tạo lập thói quen cứ thấy loại son nào có màu sắc đẹp, giá cả phải chăng là chị mua, của hãng có tên tuổi một chút thì càng tốt, còn không thì cũng chẳng sao, mà chị dùng son đã mấy chục năm nay, chưa thấy có nguy hại gì/
 

Ảnh minh họa: Internet

 
Cũng có “tình yêu” lớn với những thỏi son, chị Vân Nga (Đường Cao Thắng, Q.3, Tp.HCM) khoe rằng, trong túi xách của chị lúc nào cũng có ít nhất là 3 thỏi son, tùy sở thích, công việc hoặc tâm trạng để chị thay đổi. Chị Nga tự cho rằng, mình rất cầu kỳ trong việc lựa chọn các loại son. Địa chỉ quen thuộc mà chị hay mua chính là một cửa hiệu của người quen, có con gái làm tiếp viên hàng không, hàng của nhà này toàn là hàng xách tay, mang từ nước ngoài về, giá rẻ nhất cũng phải trên dưới 500.000 đồng thổi thỏi.

Chị Nga rất ít khi mua hàng rẻ tiền, vì cho rằng đó đều là hàng rởm. Nhưng gần đây, nghe cửa hàng người quen đó giới thiệu, chị còn tậu về một thỏi son 3D của Hàn Quốc lấp lánh, dù màu hơi trẻ, nhưng nếu dùng đi tiệc tối thì không sao. Thỏi son 3D này mỗi khi tô lên môi sẽ tạo nên màu sắc rực rỡ, bề mặt son còn có nhiều nhũ bắt sáng và chất tạo hiệu ứng màu sắc lấp lánh, phát quang… nên sẽ giúp chị trông trẻ ra đến chục tuổi.

Nhưng chẳng hiểu sao, gần đây, chị Trang Nhung cảm thấy đôi môi mình có vẻ thâm, xỉn màu hơn trước. Nếu không dùng son trông đôi môi rất kinh, và thế là, không chỉ khi đi ra đường mà ở nhà chị Nhung cũng thoa son để che đi sự thâm xỉn của đôi môi. Còn chị Vân Nga thì mới dùng son 3D được một lần, chưa thấy ai khen ngợi sự trẻ trung, rạng rỡ đã thấy đôi môi chị sưng phồng, tấy đỏ, ngứa ngáy…

Đi khám bác sỹ, họ cho rằng loại son môi mà chị sử dụng rất có thể là hàng kém chất lượng dẫn đến dị ứng. Khi chị nói đó là hàng nước ngoài, xách tay về Việt Nam, các bác sĩ đã mắng chị vì đó là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất sứ, nhãn hiệu thì toàn tiếng nước ngoài, chị dùng sinh bệnh là phải. Đến lúc này, chị Nga mới chột dạ, đúng là đã rất cẩn thận mà hóa ra vẫn mất tiền oan, tin người thì hại đến thân.

Kém thông minh, vô sinh, ung thư… vì son môi

Gần đây, Cơ quan quản lý dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nghiên cứu thành phần của 400 loại son khác, kết quả được công bố cho thấy, hàm lượng chì trong những son được kiểm nghiệm đã tăng lên mức từ 0,026-7,19ppm, so với mức trung bình là 1,11ppm. Hàm lượng chì trong son môi ngày càng tăng lên rất nhiều.

Tuy vậy, FDA vẫn thông báo trên trang web chính thức của mình rằng, hàm lượng chì này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và chưa có chứng minh nào cho rằng nó có thể gây nguy hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng. FDA cũng đã chứng minh được rằng ngoài chì, trong son môi còn chứa những hợp chất hóa học khác như triclosan, cadmium, mathacrylate, parabens… mà theo nghiên cứu, chất triclosan ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ tim và có khả năng gây vô sinh ở nữ giới.

Còn TS. Sean Palfrey (Giám đốc y tế của Chương trình phòng chống nhiễm độc chì Boston, Mỹ) cho biết, chỉ cần cơ thể hấp thụ hàm lượng chì ở mức thấp nhất cũng có thể làm hại chỉ số thống minh (IQ) của chúng ta, đặc biệt là hành vi và khả năng tiếp thu của mỗi người, vì thế, nếu chị em phụ nữ càng dùng nhiều son môi, càng phải đối mặt với việc chỉ số IQ giảm xuống và gặp vấn đề với các chứng bệnh như rối loạn hành vi, làm chậm khả năng tiếp thu… .

Ở Việt Nam, TS. Vũ Đức Lợi (Phó Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, Viện Hóa Học đã từng làm các xét nghiệm về son môi và tìm thấy có chất chì trong son môi. Điều này là dễ hiểu vì chì là một yếu tố vi lượng, giúp son môi nói riêng và nhiều loại mỹ phẩm khác nói chung bền màu và lâu phai hơn.

Tuy nhiên, theo lý thuyết lượng chì trong sản phẩm thường ở liều lượng rất thấp (vài phần triệu), vì nếu lượng chì nhiều sẽ gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. Các hãng mỹ phẩm có uy tín sẽ kiểm định một cách nghiêm ngặt lượng chì trong mỹ phẩm trước khi bán ra thị trường, nhưng nếu bạn mua phải hàng dởm, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì không ai có thể đảm bảo về lượng chì chứa trong nó.

Kể cả với những hãng mỹ phẩm uy tín, lượng chì được kiểm định nghiêm ngặt thì trong quá trình sử dụng son, chúng ta vẫn có thể gặp nạn. Vì khi chúng ta ăn, uống nước mà vẫn đang tô son, chị em đã vô tình “ăn” luôn cả lớp son đấy vào cơ thể. Nếu lượng chì lớn, nó có thể gây ra nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng như: nôn mửa, tiêu chảy.

Còn nếu chỉ là một lượng chưa đủ gây ngộ độc, nhưng lại nhiều hơn lượng chì mà cơ thể có thể đào thải ra sẽ dẫn đến việc chì tích tụ lại trong cơ thể. Lâu dần, chì có thể khiến bạn mắc các các bệnh về răng lợi, thậm chí nếu sử dụng hằng ngày trong thời gian dài nó còn có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như thần kinh, máu, dạ dày - đường ruột, tim mạch, gan, thận... không ngoại trừ nguy cơ bị ung thư.

Để làm đẹp không hại đến thân

Theo tiến sỹ Lợi, chị em chỉ nên mua những loại son có ghi đầy đủ các thông tin như: tên của sản phẩm, chức năng của nó, hướng dẫn sử dụng, thành phần công thức đầy đủ, tên nước sản xuất, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư), định lượng, số lô thể tích, ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện rõ ràng, lưu ý về an toàn khi sử dụng.

Ngoài ra, chị em cũng nên:

- Hạn chế dùng son, trường hợp phải dùng nên sử dụng các loại son có thương hiệu, có nguồn gốc rõ ràng tại các đại lý mỹ phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng.

- Trong quá trình tô son, không nên ăn hoặc uống, nếu cần, nên tẩy trang son môi trước khi ăn, sau đó tô lại. Hạn chế tô son lớp này, đè lên lớp khác, nhiều lần trong ngày, đặc biệt là các loại son đậm màu, và rửa sạch kỹ bờ môi khi tẩy trang.

- Chị em nên hãy chọn các loại son môi hữu cơ, vì chúng không sử dụng chất tạo màu công nghiệp.

- Nên hạn chế sử dụng son dạng thỏi và chuyển sang dùng son bóng (lip gloss) hoặc lip tint vì chúng có màu sắc nhạt hơn.

Theo SKGĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.