8 cách làm bạn với con tuổi teen nổi loạn

Bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ thường có một số dấu hiệu nổi loạn, việc nuôi dạy con trở nên vô cùng khó khăn đối với cha mẹ.

8 cách làm bạn với con tuổi teen nổi loạn-1

Sự nổi loạn ở thanh thiếu niên là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành. (Ảnh: ITN).

Dẫu biết rằng sự nổi loạn ở thanh thiếu niên là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành, nhưng việc tìm ra giải pháp đối phó có thể khiến cha mẹ nản lòng. Nếu bạn đang ở trong tình cảnh này, những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi lo.

Tôn trọng cảm xúc ngang ngược của con

Hành vi thách thức của thanh thiếu niên thường cho thấy nỗi sợ hãi hoặc vấn đề tiềm ẩn mà chúng đang gặp phải. Thay vì chỉ phản ứng với hành vi bên ngoài của con, bạn hãy cố gắng nhìn sâu vào bên trong và hiểu những hành vi đó đến từ đâu.

Cố gắng chấp nhận cảm giác của con, ngay cả khi bạn tin rằng phản ứng của con bị thổi phồng quá mức.

Khích lệ các hành vi tích cực

Thanh thiếu niên muốn cảm thấy được đánh giá cao vì những điều chúng đang làm đúng. Nếu bạn chỉ chú ý đến những điều con làm sai, việc con tuân theo các nội quy trong nhà sẽ khiến con cảm thấy vô nghĩa.

Ví dụ, nếu bạn thấy cậu con trai tuổi teen của mình làm điều gì đó mà bạn yêu cầu hoặc cư xử theo cách phù hợp với nội quy trong nhà, hãy thừa nhận và khích lệ. Đừng quên cảm ơn con vì bất cứ điều gì con đã làm, ngay cả khi đó là điều rất nhỏ nhặt.

Thiết lập ranh giới rõ ràng

8 cách làm bạn với con tuổi teen nổi loạn-2
Khi con vượt qua giới hạn đã được thiết lập, hãy thực thi hậu quả bằng cách kỷ luật. (Ảnh: ITN).

Đặt quy tắc và giới hạn rõ ràng với con. Hãy nhất quán về những hành vi mà bạn sẽ không dung thứ. Ví dụ, nếu con bắt đầu la hét và cáu giận, bạn có thể nói với chúng rằng cáu giận là được nhưng việc chúng trút giận lên bố mẹ là không phù hợp và thiếu tôn trọng.

Áp đặt hậu quả đối với hành vi xấu

Khi con vượt qua giới hạn đã được thiết lập, hãy thực thi hậu quả bằng cách kỷ luật. Trong trường hợp này, kỷ luật không giống như hình phạt.

Cụ thể, hình phạt xuất phát từ sự tức giận và mong muốn trẻ làm theo những gì bạn nói. Mặt khác, kỷ luật tích cực xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau, sự rõ ràng và lòng khoan dung.

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có sức khỏe tinh thần tốt hơn và lòng tự trọng cao hơn khi chúng được nuôi dạy với phong cách ấm áp và chấp nhận đồng thời đặt ra những kỳ vọng rõ ràng.

Không áp đặt con

Thanh thiếu niên cần được đưa ra quyết định của riêng mình và thể hiện bản thân theo những cách mà chúng cảm thấy thoải mái. Nếu bạn soi mói mọi việc mà con làm, con sẽ học được rằng không có việc gì mình làm là đủ tốt. Vì vậy, bạn cần tránh đặt ra các quy tắc về lựa chọn trang phục, ngoại hình hoặc những biểu hiện khác về cá tính của con.

Thay vào đó, hãy ứng xử một cách khôn ngoan. Tốt nhất, bạn chỉ nên đặt ra quy tắc nhất quán cho những hành vi không an toàn hoặc thiếu tôn trọng và bỏ qua những vấn đề nhỏ hơn.

Trao quyền cho con

Thay vì áp đặt những hậu quả cứng nhắc, hãy cho phép con lấy lại các đặc quyền và sự độc lập của mình thông qua một số hành vi tốt.

Nếu bạn tạm giữ điện thoại của con vì con trốn bài tập về nhà để đi chơi với bạn bè, hãy bày cho con cách lấy lại điện thoại. Ví dụ: làm bài tập về nhà đúng giờ mỗi tối trong một tuần.

Bình tĩnh

Cha mẹ thường rất khó giữ bình tĩnh khi đối mặt với hành vi thách thức của thanh thiếu niên. Nhưng nếu bạn đáp lại sự thách thức của con bằng một cơn giận dữ bộc phát, con sẽ có xu hướng thực hiện nhiều hành vi thách thức hơn.

Nếu một hoặc cả hai bên đều quá kích động hoặc tức giận, hãy dành chút không gian cho đến khi bạn bình tĩnh lại.

Bạn có thể nói những điều như “Mẹ thấy mẹ con mình đang rất tức giận và mẹ muốn chúng ta dành chút thời gian để bình tĩnh lại trước khi nói về chuyện này”. Sau đó, hãy dành thời gian quay lại cuộc thảo luận khi cả hai có thể suy nghĩ rõ ràng hơn.

Nhất quán quy tắc nuôi dạy con

Bạn và đối tác hãy nhất quán với các ranh giới, quy tắc và chiến lược nuôi dạy con cái. Nếu bạn vẫn đang chung sống cùng bạn đời, hãy đảm bảo rằng cả hai người đều có cùng quan điểm. Nếu cha mẹ ít kiên quyết với ranh giới của mình, đứa trẻ ngang ngược sẽ nhận ra và cố gắng sử dụng nó để làm lợi thế cho mình.

Ví dụ, con có thể đến gặp bố hoặc mẹ, người mà con biết là dễ tính hơn để cố gắng tránh bị kỷ luật. Thậm chí, hành vi lôi kéo của con có thể khiến cha mẹ chống lại nhau và gây ra nhiều vấn đề hơn cho cả gia đình.

Theo Giáo dục và Thời đại

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giaoducthoidai.vn/8-cach-lam-ban-voi-con-tuoi-teen-noi-loan-post674540.html

Dạy con


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.