Gào thét bắt con dậy sớm là đang hại con: Hãy áp dụng ngay cách này vừa đơn giản, vừa giúp trẻ có một ngày đầy năng lượng

Việc con ngủ nướng không chỉ khiến bố mẹ bị áp lực ngay khi bắt đầu ngày mới mà bản thân các con cũng chưa sẵn sàng cho nguồn năng lượng tích cực cho chính mình.

Gọi con thức dậy vào buổi sáng có lẽ là việc mà nhiều ông bố bà mẹ lắc đầu ngao ngán. Đối mặt với việc trẻ thường xuyên mặc cả và ngủ thiếp đi, cha mẹ thường phải gào thét lên để trẻ dậy. Tiếp đó, trẻ sẽ bò ra khỏi giường trong tiếng quát tháo của bố, trong tiếng càu nhàu của mẹ và bữa sáng kết thúc trong bầu không khí nén chặt của sự khó chịu của cả nhà.

Gào thét bắt con dậy sớm là đang hại con: Hãy áp dụng ngay cách này vừa đơn giản, vừa giúp trẻ có một ngày đầy năng lượng-1

Việc con ngủ nướng không chỉ khiến bố mẹ bị áp lực ngay khi bắt đầu ngày mới mà bản thân các con cũng chưa sẵn sàng cho nguồn năng lượng tích cực cho chính mình. Vậy làm sao để con tự giác dậy sớm mà không phải gọi? Hãy áp dụng ngay những cách vô cùng đơn giản dưới đây khiến việc bước ra khỏi giường không còn là cực hình mà sẽ là một niềm vui với trẻ mỗi ngày.

1. Giám sát trẻ đi ngủ sớm

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những trẻ ngủ sớm, đủ giấc và có giấc ngủ ngon thường sẽ có trí nhớ và khả năng tập trung tốt hơn, học hỏi và tiếp nhận thông tin nhanh chóng hơn và học tập hiệu quả hơn. Ngược lại, đối với những trẻ ngủ muộn, khả năng tập trung và trí nhớ tự nhiên sẽ phát triển kém hơn, ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ.

Gào thét bắt con dậy sớm là đang hại con: Hãy áp dụng ngay cách này vừa đơn giản, vừa giúp trẻ có một ngày đầy năng lượng-2

Trước hết, bố mẹ nên là những người tiên phong, làm gương cho trẻ về vấn đề giờ giấc ngủ nghỉ, vì trẻ nhỏ thường rất hay học theo những thói quen của người lớn. Bố mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen ngủ lành mạnh, từ đó tạo ra nếp sống tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

+ Trẻ dưới 5 tuổi: cần ngủ từ 12 đến 13 giờ mỗi đêm

+ Trẻ từ 5 đến 12 tuổi: cần ngủ từ 10 đến 11 giờ mỗi đêm

+ Trẻ từ 10 đến 18 tuổi: thời gian cần cho việc ngủ mỗi đêm sẽ là 8 đến 9 giờ.

Thông báo cho trẻ biết trẻ phải dậy đúng giờ

Để chuẩn bị tâm lý cho bé, từ tối hôm trước cha mẹ cần nói cho trẻ biết sáng mai mẹ sẽ đánh thức con dậy. Với những trẻ đã biết xem giờ thì có thể nói rõ với trẻ về thời gian cụ thể mà trẻ cần dậy. Nhưng nếu như bạn muốn thay đổi thời gian đánh thức, ví dụ như đang từ 7 giờ chuyển sang 6:30 thì tốt nhất vẫn phải thông báo cho con: “Sáng mai mẹ sẽ gọi con sớm hơn mọi ngày 30 phút”.

Biến thức dậy thành một trò chơi

Thay vì ép buộc trẻ dậy cha mẹ hãy biến việc thức dậy thành một trò chơi. Chẳng hạn như một cuộc thi ai chạy vào nhà vệ sinh nhanh nhất, ai thay quần áo mau nhất, hoặc ai ra khỏi cửa sớm nhất thì người đó sẽ chiến thắng. Để trò chơi thêm phần thú vị cha mẹ có thể cho trẻ làm một điều trẻ thích, hoặc một món quà nho nhỏ chẳng hạn.

Đánh thức trẻ nhiều lần sớm

Gào thét bắt con dậy sớm là đang hại con: Hãy áp dụng ngay cách này vừa đơn giản, vừa giúp trẻ có một ngày đầy năng lượng-3

Để tránh trường hợp trẻ trì hoãn đến quá giờ, bạn có thể gọi trẻ sớm hơn thời gian trẻ cần dậy hoặc bố mẹ sẽ đặt đồng hồ báo thức cho trẻ. Trẻ có thể không thức khi trẻ được gọi lần đầu não bộ còn hỗn loạn nếu gọi lần 2 trẻ sẽ có ý thức đứng dậy và từ từ bắt đầu chấp nhận, đến lần gọi thứ 3 thì trẻ gần như tỉnh hẳn.

Bật chương trình ti vi yêu thích

Bạn biết là âm nhạc giúp loại bỏ căng thẳng và thư giãn. Vậy tại sao cả nhà không bắt đầu ngày mới bằng một bản nhạc vui nhộn và được yêu thích nhỉ?. Một đoạn nhạc hiệu của một chương trình hoạt hình mà bé yêu thích, hoặc một bài hát vui nhộn khiến bầu không khí yên tĩnh vào buổi sáng thêm tươi vui hơn. Nhún nhảy cùng con vào buổi sáng không chỉ khiến trẻ bớt mè nhèo hơn mà còn giúp mẹ có một ngày mới nhiều năng lượng.

Vuốt ve để trẻ dậy

Để trẻ mở đầu ngày mới tràn đầy yêu thương bạn có thể áp dụng cách này. Nhưng dùng cách này bạn nhất định phải nhẹ nhàng, ôn hòa, hơn nữa phải bắt đầu từ bàn tay tới cánh tay, vai rồi đến má… Nếu trẻ đắp chăn dày thì hãy luồn tay vào chăn và nhẹ nhàng vuốt tay hoặc cánh tay trẻ, khi trẻ nhúc nhích và mở mắt hãy mỉm cười và nói trẻ dậy. Tuy nhiên phải giữ tay ấm áp trước khi động vào trẻ, nếu tay lạnh cóng thì lại gây ra phản tác dụng.

Đánh thức trẻ bằng món ăn mà trẻ thích

Đem đồ ăn có hương thơm ngào ngạt đặt ở gần trẻ, mùi thơm sẽ đánh thức khứu giác của trẻ, từ đó sẽ đánh thức não bộ trẻ nhận được tín hiệu “dậy ăn sáng!”. Bạn cũng cũng cần cảnh báo với trẻ rằng nếu trẻ không dậy món ăn yêu thích của trẻ sẽ không còn việc này sẽ kích thích khiến trẻ muốn bật dậy ngay khỏi giường.

Cho con nhận hậu quả của việc dậy muộn

Gào thét bắt con dậy sớm là đang hại con: Hãy áp dụng ngay cách này vừa đơn giản, vừa giúp trẻ có một ngày đầy năng lượng-4

Khi mọi nỗ lực cố gắng kéo con ra khỏi giường của cha mẹ đều bị thất bại thì đã đến lúc bạn nên cho con được nhận hậu quả của việc dậy muộn. Cha mẹ có thể sử dụng hình phạt như dậy muộn bao nhiêu phút thì thời gian xem TV, điện thoại sẽ giảm bấy nhiêu phút. Hoặc đối với những ngày phải đi học, thì khi dậy muộn trẻ sẽ phải tự đi đến trường và đối mặt với những hình phạt như bị sao đỏ ghi tên, cô giáo quở trách trước lớp. Sau vài lần, trẻ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc thức dậy của mình.

* Thay vì hò hét và căng thẳng để bắt trẻ phải bò ra khỏi giường vào buổi sáng thì cha mẹ hãy áp dụng những phương pháp ở trên sẽ giúp cải thiện tình trạng ngủ nướng của trẻ rất nhiều. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp nào cũng tốt nhưng điều quan trọng để đạt được kết quả tối đa là duy trì để tạo thói quen lâu dài giúp cho con và cha mẹ luôn vui vẻ và nhiều năng lượng đón chào ngày mới.

 

Theo Mộc - VietNamNet


giấc ngủ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.