Tập ăn dặm cho bé là thử thách cam go đối với nhiều bà mẹ, bạn đã biết cách để chiến thắng?

Đối với nhiều mẹ bỉm sữa thì giai đoạn cho con chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm bổ sung thực sự là một “cuộc chiến” khó khăn. Khi tập ăn dặm cho bé, mẹ sẽ phải thật sự kiên trì, cẩn trọng và nhất là phải xây dựng được các thực đơn cũng như quy trình ăn dặm khoa học, phù hợp với con yêu của mình.

# Ăn dặm là gì? 

Ăn dặm là một trong bước ngoặt đặc biệt quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ sơ sinh. Cụ thể, đó là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức (chế độ ăn dạng lỏng) sang chế độ có thức ăn dạng sệt, tới dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng.

Tập ăn dặm cho bé là thử thách cam go đối với nhiều bà mẹ, bạn đã biết cách để chiến thắng?-1

Do đó, mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách thức cũng như những lưu ý trong suốt quá trình trước khi tập ăn dặm cho bé, từ thời điểm bắt đầu, cách cho bé ăn dặm cho đến dụng cụ ăn của con. Điều quan trọng khi cho bé ăn dặm là nhất thiết mẹ phải hiểu được nhu cầu của con, cơ địa con thích nghi và an toàn với loại thực phẩm nào… Bên cạnh đó là cách chế biến thực đơn ăn dặm cho ngon và đảm bảo dưỡng chất nhất, cách cho con ăn, cách đối phó với các tình huống liên quan... cũng cần nắm bắt kịp thời để tập cho bé ăn dặm một cách thuận lợi, hiệu quả.

Vậy nên, khi con bước vào tuổi ăn dặm, nhiều bố mẹ khá vất vả trong việc tập cho con ăn đúng cách và đầy đủ dưỡng chất. Kể cả một số mẹ không phải sinh con lần đầu cũng vẫn lúng túng bởi mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau, đòi hỏi quá trình tập ăn dặm phải linh hoạt và sâu sát với con. Việc tập cho bé ăn dặm đúng cách và hiệu quả để con thích thú với việc ăn uống là vô cùng quan trọng.

# Trẻ mấy tuổi bắt đầu được ăn dặm

Đây là câu hỏi của hầu hết các chị em phụ nữ nuôi con nhỏ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Thông thường bé có thể bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng cho tới 1 tuổi. Khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ hoàn toàn các chất dinh dưỡng cần thiết, chính vì thế lúc này bé cần bổ sung thêm các thức ăn khác như bột ăn dặm, cháo, rau, hoa quả....

Tập ăn dặm cho bé là thử thách cam go đối với nhiều bà mẹ, bạn đã biết cách để chiến thắng?-2

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu tập ăn dặm cho trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị đau dạ dày và ảnh hưởng tới vị giác. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu. Đồng thời, bé sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do không nhận đủ năng lượng trong ngày. Vì vậy, bố mẹ nên xác định đúng thời điểm ăn dặm cho trẻ.

Trẻ được khoảng 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp mà bạn có thể bắt đầu tập ăn dặm cho bé. Bởi vì ở giai đoạn này, bé đã hoạt động nhiều hơn trước, cơ thể cũng tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Do đó, sữa mẹ không thể cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động mỗi ngày. Do đó, bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt đó.

# Những nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 

Giai đoạn tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt và nhạy cảm nên việc lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, cách ăn, lượng ăn đều phải hết sức cẩn thận. Cụ thể, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, các bố mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc điển hình dưới đây để đảm bảo cho con yêu luôn khỏe mạnh, tăng cân tốt và phát triển toàn diện.

Tập ăn dặm cho bé là thử thách cam go đối với nhiều bà mẹ, bạn đã biết cách để chiến thắng?-3


1. Không cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi

Khi bé được 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé cùng đã dần hoàn thiện hơn, dạ dày đã có thể tiết ra enzym amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì bé nên bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu và thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi.

2. Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thức ăn

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm thức ăn: nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm vitamin và nhóm chất béo. Mỗi một nhóm thức ăn này đều có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc thiếu, hay thừa những nhóm thức ăn trên đều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể của trẻ.

3. Ăn đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi

Đây là một quy tắc cũng rất quan trọng nhưng nhiều phụ huynh chưa chú ý tuân thủ. Chẳng hạn việc cha mẹ kéo dài cấu trúc bột ăn dặm/cháo rây loãng đến khi trẻ 8,9 tháng tuổi, hay đột ngột cho trẻ ăn thức ăn thô quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ rối loạn cấu trúc thức ăn… sẽ dẫn đến hiện tượng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ. 

Để tránh tình trạng này, cha mẹ cần tìm hiểu rõ cách phân bổ cấu trúc thức ăn theo độ tuổi để lên thực đơn và chế biến đồ ăn dặm cho bé sao cho hợp lý. Cụ thể:

Tập ăn dặm cho bé là thử thách cam go đối với nhiều bà mẹ, bạn đã biết cách để chiến thắng?-4

Từ bắt đầu ăn dặm – hết 6 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Thịt cá rau củ cũng xay nhuyễn, mịn và rây. Sau đó trộn chung cháo với thức ăn dạng nhuyên mịn.

Từ 7 tháng tuổi – hết 9 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây).

Từ 10 tháng tuổi – hết 12 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo, không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay. Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng. Sau 12 tháng tuổi, bé có thể làm quen dần với cơm bình thường.

4. Không thêm muối, gia vị vào thức ăn của bé

Các mẹ có suy nghĩ rằng nêm chút mắm, muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến món ăn đậm đà hơn và kích thích vị giác của trẻ thì mẹ đang mắc sai lầm lớn. Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyến cáo các bà mẹ không nên cho con ăn muối, nước mắm vì chức năng thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi mẹ nêm mắm muối vào đồ ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.

Tập ăn dặm cho bé là thử thách cam go đối với nhiều bà mẹ, bạn đã biết cách để chiến thắng?-5

5. Lượng ăn dặm cho bé phải phù hợp

Tùy vào sức ăn của trẻ là nhiều hay ít mà bạn nên cho trẻ ăn với một lượng thức ăn phù hợp. Đối với những trẻ 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể cho bé ăn hai bữa trong ngày là đã đủ. Mỗi bữa phải cách nhau một khoảng thời gian, ít nhất là 2 giờ để bé tiêu hóa hết các thức ăn từ bữa trước.

Nếu bé biếng ăn, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé, nhưng cũng không nên chia quá nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể cho trẻ bú thêm sữa bạn nếu trẻ ăn ít.

6. Cho trẻ ăn đúng giờ

Bạn nên lập thời gian biểu ăn uống cho bé và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Thói quen ăn uống đúng giờ sẽ giúp cho dạ dày bé làm quen với thức ăn, đồng thời giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

7. Đảm bảo an toàn thực phẩm

Khi nấu cho bé ăn, bạn nên chọn mua những loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc. Trước khi ăn, bạn và bé nên rửa tay sạch sẽ, giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi để tránh tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Tập ăn dặm cho bé là thử thách cam go đối với nhiều bà mẹ, bạn đã biết cách để chiến thắng?-6

8. Tập cho bé ăn dặm phải kiên nhẫn 

Làm quen với những món ăn mới, cách ăn mới không hề dễ dàng nên nhiều bé gặp khó khăn, bất hợp tác khi bắt đầu. Thế nhưng ba mẹ không nên quá lo lắng hay căng thẳng mà cần kiên trì cùng con, một cách từ từ mới có thể thích ứng dược. 

Ba mẹ cần xác định cho con ăn dặm là để tập cho con các kĩ năng ăn uống và nhận biết mùi vị của thức ăn. Khi cho con ăn mẹ có thể theo dõi thái độ của bé để nhận ra bé thích hay không thích thực phẩm nào để từ đó hiểu được nhu cầu, sở thích của con và lựa chọn được những thực đơn phù hợp.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi con

Ăn Dặm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.