Những ngày này miền Trung trời trở rét bất thường, giữa mùa xuân mà những cơngió lạnh vẫn thét gào ngoài cửa sổ. Ba tôi trầm ngâm: thời tiết thế này mà cómăng rừng làm măng ớt thì tuyệt vời...

Ngày từ chiến trường trở về, món quà ba mang về cho chị em tôi không phải lànhững con búp bê có đôi mắt nhấp nháy, mái tóc vàng xù bông và chiếc áo đầm xòesặc sỡ như cha các bạn trong xóm, mà là hai thẩu măng ớt to đùng. Ba bảo đó làmón ăn do chính tay ba làm từ búp măng rừng để cả nhà thưởng thức tài nghệ củaba.

Nhưng... món măng của ba cay đến rát lưỡi, nóng bừng cả cơ thể, làm người cứ nhưmuốn bay lên khỏi mặt đất. Ba bảo măng ớt phải cay xè như thế để không chỉ chốnglại cái lạnh núi rừng ban đêm mà cả cái rét từ bên trong cơ thể của những đợtsốt rét kinh người.

Món măng ớt nhà tôi
Măng ớt - Ảnh: M.H.

Nhìn bathoáng buồn khi cả đám chối đây đẩy mấymiếng măng ớt vì không chịu nổi độ cayvà mặn của nó, mẹ lẳng lặng tìm cách họcba cách làm để chế biến lại cho vừamiệng chúng tôi.

Như một phần ký ức sống trong đời lính,trở thành một phần không thể thiếu trongbữa ăn hằng ngày của ba, mẹ đã gia giảmđộ cay và mặn để không đánh mất hương vịmón măng ớt ba thích trong khi chị emtôi vẫn có thể ăn được.

Những ngày này miền Trung lại trở rét, đón cái lạnh cuối mùa của rét nàng Bân.

Từ phương xa, không hẹn mà gặp chị em tôi đứa nào cũng gọi về nhà "đòi" mẹ làm cho thẩu măng ớt để chúng tôi về mang đi, mang theo chút hơi ấm của mẹ cha, của gia đình yêu quý và cả niềm tự hào về món ăn truyền thống của gia đình mình.

Giữa phố thị, không “bói” đâu ramăng rừng mẹ thay bằng những búp măng nhà. Măng được cắt từng lát mỏng theo hìnhvuông nhỏ và thả vào chậu nước sạch để không bị thẫm màu. Sau khi cắt xong mẹvớt ra rỗ để ráo, cho muối sống vào xốc đều rồi mới cho vào thẩu đậy nắp.

Khoảng 3-4 ngày sau khi thẩu măng muối bắt đầu nổi váng trên bề mặt phải đemmăng ra rửa lại thật sạch, để ráo. Lúc này măng đã có vị chua chua và mằn mặn.

Mẹ gọi đó là măng chua. Nhưng để làm món măng ớt ba thích, mẹ lại giã thêm ớttrái đỏ, cho muối và một ít đường vào nén thật chặt và đậy kỹ. Sau vài ngày mónmăng ớt sẽ “chín” và sẵn sàng bày ra mâm.

Để món măng ớt được dùng lâu mẹ cho rất ít đường vào và khi măng ớt đã “chín”mới cho măng vào tủ lạnh ăn dần. Món măng ớt rất đa năng, có thể dùng ăn khôngvới cơm, hoặc ăn kèm với thịt heo, mì gói, hủ tiếu; bỏ thêm vào nồi lẩu đang sôisùng sục hoặc cho vào kho cá cũng rất tuyệt.

... Không biết từ khi nào buổi cơm của nhà tôi ngày giá lạnh mà thiếu mất mónmăng ớt là mọi người như thấy thiếu mất một cái gì đó thân quen...
 

Theo Minh Hạnh
TTO