Bà không kịp đợi đến kỳ giỗông bà nội sắp nhỏ năm sau để thấy cô Hai làm giỗ "hoành tráng" mức nào. Bà đãra đi trong một đêm trăng sáng, gương mặt hằn dấu khổ đau chừng như giãn ra.

Giỗ ông bà nội sắp nhỏ, tức ba máchồng bà, rơi vào cuối tháng. Lệ thường, bà sẽ nhắc khéo mấy đứa con từ độ giữatháng. Cô Hai lấy chồng gần nhà nhưng chỉ về mỗi khi vợ chồng hục hặc hay rỗngtúi. Cô Ba lấy chồng thành phố, cách đó gần hai lăm cây số, nhưng bà bắt rể,không gả đi như đám cô Hai. Còn lại hai thằng đực rựa, vốn "một giuộc giống cha"nên ngoài việc cắp cặp đến trường chỉ việc tụ năm tụ bảy nói chuyện tào lao.Kiểu của ông già chúng gọi là nói chuyện tầm phào, tán hươu tán vượn. Còn kiểucủa bọn chúng gọi theo ngôn ngữ @ bây giờ là chát chít chiết gì đó, bà khôngbiết, không quan tâm.

Bà chỉ quan tâm đến những mẹt raungoài chợ và những cái máng lợn. Thêm mối quan tâm nữa là các ngày giỗ của ôngbà tổ tiên, cả những ông sở ông sơ đâu từ đời tám hoánh nào đó, dễ gì bà biếtmặt, chỉ nghe hư danh truyền miệng từ đời này sang đời khác, đến đời bà là thứmấy chục.

Bà có hẳn một cái sổ con kẻ sọcca-rô màu váng sữa, trong ấy chi chít những ngày giỗ. Ngày giỗ của người thânhai họ, ngày giỗ của những người hàng xóm thân thiết hoặc những bà con xa. Mỗitháng, bà đều phải lật sổ ra xem, ghi nhớ trong tháng ấy có giỗ của những ai.Đám nào của nhà, họa hoằn bà cũng có mâm cơm gọi là phải phép. Dù chỉ là dưa càmắm muối hay rau cháo thì cũng đủ làm ấm hương hồn người khuất mày khuất mặt. Bàđinh ninh thế!

Còn những đám của xóm giềng, nếubữa ấy phải buôn bán trễ nải không đi được, bà cũng kiếm buồng cau hoặc nảichuối, sang hơn là vài cân vải lồng đưa sang cúng. Không đám nào bà không đi màkhông có quà. Bà nổi tiếng đến mức người trong làng đặt cho bà cái biệt danh "bàgiỗ chạp". Vì hễ cứ thấy bà bước chân qua con ngõ nào trong làng, hẳn biết ngõấy thể nào cũng có nhà đang giỗ.

Thân hình bà nhỏ thó và dàingoằng . Ấy thế mà bà là cây cột cái trong gia đình mấy miệng ăn mới kinh! Ngườita đùa rằng, ai bảo bà phải mang cái số "nuôi chồng" làm chi. Ai đời bà suốtngày làm quần quật, ông thì nằm khèo trên võng, không xem ti-vi thì ngáy khòkhò, chẳng mó tay vào việc gì. Người ác miệng bảo tại bà bị chồng trước bỏ mộtlần, sau cặp ông chồng đẹp trai này, phải rút kinh nghiệm nên "nâng như nângtrứng, hứng như hứng hoa", họa may ông này mới chung thủy.

Ông là lính chế độ trước, khôngbiết hồi ấy đeo lon gì mà mê hoặc được bà. Nghe đồn ngày xưa bà đẹp gái lắm,thân hình cân đối, đôi mắt trong lay láy. Tấm ảnh chân dung đen trắng của bà giờloang lổ hết, chỉ thấy được mái tóc dài đen mượt đổ trên vai như tấm lụa mềm.

Chồng trước bỏ bà chỉ vì không cócon. Ông ấy một mực cho rằng tại bà. Bà hận lắm, quyết đi thêm bước nữa xem mìnhcó đúng thật kém may mắn không. Quả trời không phụ lòng bà. Bà có với ông chồngsau sòn sòn bốn mụn con, hai trai hai gái, đều cả, ai cũng phát thèm. Ông chồngtrước nhìn đám con của bà mà ra ngẩn vào ngơ. Mấy đời vợ sau cũng chẳng ai cóthể sinh nổi cho ông một đứa con nào. Quá khứ từng đi lính chiến trườngCampuchia giờ có cái giá khá đắt, mãi sau này sức tàn lực kiệt, ông ta mới biết.

Bà không phủ nhận mình thươngchồng, thương con. Người đàn bà nào chẳng thế. Bà thương cả đến ông bà giàchồng, dù chỉ có thể mường tượng qua lời kể của chồng mà thôi. Hồi ấy, bom đạnthi nhau trùm lên ngôi làng nổi tiếng về gốm. Ngôi nhà ba gian của ông bà chủ lògốm bùm một phát tiêu tan. Người và của đều kéo nhau đi. Khi ấy chồng bà vừa lênmười, trở thành đứa mồ côi ốm đói. Chỉ có vậy thôi mà ngay từ khi nên nghĩa vợchồng, bà đã chăm chút khói nhang nghi ngút mỗi bận giỗ ông bà già. Ông chồngthờ ơ, bà cúng cũng được, không cũng chẳng sao. Ông khăng khăng bảo:

- Chỉ có người sống mới cần ănuống để tồn tại. Người chết là hết rồi. Ăn uống được gì mà bày chi cho mất công.

- Không biết thì thôi, biết thìphải cúng chứ! - Bà nói lại.

- Ôi dào! Tôi thấy cứ gộp lại tấtcả những ai trong họ, cúng hẳn vào ngày hai lăm tháng Chạp gọi là đưa ông bà làhợp lý nhất. Ngày ấy nhà nào mà chẳng cúng ông bà.

Bà ngoe nguẩy bỏ đi hái rau cholợn mỗi khi nghe ông ca cẩm thế:

- Nói chuyện với cái ngữ như ôngthà tôi nói với mấy con lợn còn hơn.

Tính ông gàn dở, rất giỏi nóichuyện Đông chuyện Tây, rành mấy nhà Thanh nhà Tống đâu bên Trung Quốc, nóichyện bóng đá sỏi còn hơn bình luận viên. Vì vậy, quán cà-phê của ông Sáu đầungõ sáng nào mà thiếu "bình luận viên" xem như bữa đó cà-phê ế chỏng ế chơ. Thếnhưng việc nhà, ông nhát cáy, nói theo giọng của bà là "thứ lười chảy thây, cólấy lưỡi lam cạo đến trầy vi tróc vẩy, cục nhớt làm biếng trên lưng ông vẫnkhông sao trôi đi hết!".

Ai cũng bảo ông có "số hưởng".Bởi vậy, ngày giỗ của ba má ông, ông cũng tỉnh rụi như mình đang tàng hình,không thấy bà vợ và mấy đứa con trong nhà lui cui ra vào, chợ búa, bếp núc, gàvịt quàng quạc...

Bà tặc lưỡi bảo:

- Đấy chúng mày xem, ngày giỗ ôngbà nội mà bố chúng mày thảnh thơi ra phết.

Cô Ba cũng chép miệng phụ họa:

- Bố tuổi rồng mà mẹ! Rồng suốtngày ở trên mây, làm gì biết chuyện dưới đất như mình đâu mà mẹ phải buồn chicho mệt!

Bà đang nhặt rau, bỏ vô tronguống sạch một ca nước. Nghe bên ngoài cô Hai lên tiếng dạy đời vợ chồng cô Ba:

- Ai biểu dì dượng làm đám màkhông nói bố ổng đi mời bạn nhậu. Giỗ chạp gì mà chả có khách khứa, chán òm! Bốkhông đếm xỉa tới là phải rồi.

Tiếng cô Ba gằn mạnh:

- Chị biết gì mà nói? Có giỏi saovợ chồng chị không về xách giỏ đi chợ, rồi mua rượu thỉnh mấy ổng tới luôn đi?

Cô Hai vẫn không thôi chì chiết:

- Ối, cái thứ rích chúa mở miệngra là tiền tiền tiền. Đây mà có tiền hả, sá gì mấy thứ nhỏ nhặt ấy, mấy mâm mồirượu, có là bao.

Dì mày với mẹ mày, hoang đường,người sống sờ sờ ra đấy không lo đói, người chết rồi lại tất tả làm cơm vớicanh.

Có tiếng giằng xoong mạnh mẽ. Bàtất tả bươn ra, lớn tiếng nạt:

- Bọn bay thôi đi! Muốn tao chếtkhông? Con Hai nữa, sao mỗi lần mày vác mặt về là toàn kiếm chuyện với vợ chồngcon Ba vậy? Bộ vợ chồng nó ăn hết tiền của mày à?

Cô Hai có vẻ xìu xuống nhưng vẫndai dẳng:

- Ừ, mẹ bênh chúng cho lắm vào,đút nhét cho lắm vào.

Bà nổi xung thiên, thò tay rútdép, dứ dứ vào mặt cô Hai:

- Mày nói năng cho cẩn thận,không tao vả cho tét mồm đấy. Nuôi mày khôn lớn, gả chồng rồi giờ mày trả treovới tao thế à?

Nói xong, bà ngồi thụp xuống thởhổn hển. Kiểu ăn nói của con Hai chẳng lạ gì với bà nhưng lần này những lời nóicay nghiệt đó như nhát dao cứa vào tim bà những vết rỉ máu. Bà suy sụp...

Trận cãi vã tạm thời lắng xuống.Không khí không chộn rộn như ngày giỗ của các gia đình khác mà căng thẳng như cókhủng bố. Bà vứt dép xuống, xỏ lại vào chân, rồi lẹt xẹt đi bắc nồi cơm, để việclau chùi bàn thờ cho thằng Út. Trong lòng bà vốn không vui, giờ lại phải nghebọn nhỏ tị nạnh, ganh nhau, bà tức muốn vỡ tim.

Món nợ trần ai

Rứt ruột đẻ ra bốn mặt con, tínhtình đứa nào đứa nấy bà rành hơn ai hết. Cô Hai tuổi rồng, rồng nhỏ. Là con gáilại núp tuổi bố nên nó thương bố hơn mẹ, dù bố chẳng mang nặng đẻ đau, thậm chíchẳng làm ra cơm cháo gì nuôi nó, vậy mà nó vẫn đội ông trên đầu. Còn bà, đẻ nóra, làm lụng sớm hôm cho nó miếng sữa, cái bánh, cái quần cái áo, vậy mà nónghiễm nhiên chẳng nhớ tí công lao nào của bà.

Nó là nợ đời của bà. Khi nó lấychồng, bà nhìn thái độ thằng rể tương lai, có vẻ gia trưởng lắm, nên không chịu.Nó khóc lóc năn nỉ, rồi giở đòn hăm dọa "không gả, con bỏ theo trai, ai mangtiếng biết liền". Bà sợ nhục nên bấm bụng gả đi, nước mắt lưng tròng "con ơi,mày lấy thằng đó, sau sẽ khổ y hệt mẹ".

Bà nói không sai. Chừng một nămsau đám cưới, nó mang bụng chửa lặc lè về khóc lóc xin tiền, bảo thằng chồng kibo lắm, xài không vô. Sinh con xong, tần suất nó bế con về nhà bà càng nhiều,chủ yếu để xúc vài lon gạo, kiếm vài miếng cá khô, dưa cà... Bà buôn bán chẳnglà bao nhưng không nỡ bỏ con cháu đói. Người đời nói đúng, con gái lấy chồng gầnnhà, đến cái vại cà của mẹ nó cũng về khuân.

Nó bòn rút của bà, bà không nóigì, còn hỏi mượn vợ chồng cô Ba, mà mượn rồi chẳng bao giờ trả. Mãi, vợ chồng côBa thấy phiền quá, họ cũng chẳng dư dả gì nên thoái thác không cho mượn nữa. Vìvậy nó tức, mỗi bận về là nó nói xiên nói xỏ, ganh ghét em. Sau, nó lại gạ bàbán nốt năm sào đất ruộng còn lại, chia mỗi đứa một ít, còn lại hai ông bà dưỡnggià. Bà nhất quyết bảo không. Đó là đất hương hỏa ông bà. Bà cho người ta mướnlàm ruộng để giữ đất hộ bà. Ông nhà cũng lăm le đòi bán cả trăm bận. Bà bảo, mấycha con chém chết bà đi, rồi hãy bán, chứ bà còn sống ngày nào, đừng hòng đụngđến đất hương hỏa của bà.

Cô Hai nói mẹ không biết hưởngthụ. Già rồi, sống được bao lâu nữa, có của mà không xài, cứ khư khư ôm rịt lấy,rồi suốt đời cuộn mình trong cái chữ "nghèo". Cô Ba nghe chị xấc xược với mẹ,không nhịn được, gắt um lên:

- Chị có học chứ đâu phải đứachăn trâu chăn bò mà ăn nói kiểu "mất dạy" với mẹ thế? Có con cái nhà ai dám chêmẹ nghèo như chị không?

Ông bố phun khói thuốc phèo phèo,trừng mắt nhìn cô Ba:

- Chị mày nói đúng đấy chứ! Tạimẹ chúng mày ít học, thành ra tính toán cũng chả bằng ai. Nếu đó là đất của bố,bố cũng bán quách đi, xài cho sướng thân, mai mốt có nằm dưới lỗ cũng không thấytiếc!

Thằng Út là đứa thông minh nhấtnhà. Nó ngồi cạnh bà, lí nhí:

- Mẹ à! Con thấy mẹ nên viết dichúc đi. Chứ kiểu này, mai mốt chị Hai chị Ba thể nào cũng quần nhau sứt đầu mẻtrán vì mấy sào đất của mẹ.

Thằng thứ tư tên Hiền, tính lànhnhư bột, ít nói nhất nhà. Mỗi lần nghe các chị cãi cọ chuyện đất đai, nó lắc đầungao ngán:

- Mấy chị thật là... Mẹ còn sốngsờ sờ ra đấy mà...

Những lần như thế, bà chẳng thèmquát mắng, chẳng thèm làm ầm ĩ lên, chỉ len lén lấy tay áo quệt nước mắt. Bà luicui bó những nắm rau lang, cắt cuống những trái cà bắp xếp đầy trong mẹt, rướinước cho tươi tốt, chờ đến buổi chợ sáng hôm sau. Đến chồng và con cũng chê bànghèo.

Ừ, bà đã giàu hồi nào đâu! Baonhiêu tiền bà thu được từ mấy sào ruộng cho thuê, từ mấy con lợn thịt bán ra, từmấy mẹt rau mẹt cà đều dồn cả vào mấy cái "tàu há mồm" lúc nào cũng chực đói.Ông mắc cái tội sĩ diện hão, không có đồng vốn lận lưng nhưng cứ muốn "làm chủ",không chịu làm thuê làm mướn cho ai cả. Tính đã gàn dở thế, lòng dạ lại caynghiệt hơn.

Nhớ lần, ba sinh cô Ba được gầnmột năm, hôm ấy bà bán ế, về trễ. Ông ở nhà nhờ mấy người bạn tới sửa giúp máihiên dột nát. Các bác làm xong bày mâm ra nhậu. Bà về, thấy hai đứa con đói nheonhóc mà ông lại khật khưỡng ngồi đập bàn đập ghế hát hò. Bà nhằn vài câu. Tứcthì, mặt ông đỏ lên như gà chọi. Ông lao thẳng xuống bếp, quơ nồi cơm vừa ráotrên bếp than đổ ụp ra đất cho gà mổ.

- Tổ cha mày! Ông uống rượu màmày dám chửi à? Tao cho nhịn đói cả.

Bà dắt tay cô Hai, tay bồng cô Bađang khóc ré lên vì đói, vì sợ, lủi thủi sang nhà hàng xóm xin nhờ chén cơm chohai đứa mà nước mắt chảy ngược vào trong. Các anh chị nhà bà bảo thôi quáchthằng chồng thối tha đó đi. Làm sao bà có thể thôi được, dù gì ông cũng cho bànhững đứa con, cho bà thiên chức làm mẹ. Mặc dù, cái lần ông đổ nồi cơm ra đấtđó bà thề sẽ sống để bụng chết mang theo.

Lại nói về chuyện giỗ ông bà nộisắp nhỏ hôm nay, sau khi bày biện thức ăn lên bàn thờ, thắp hương khấn vái ôngbà xong, bà đằng hắng gọi mấy đứa con ngồi lại quanh cái bàn nước giữa nhà chobà nói chuyện, cả ông nữa. Bà sai thằng Út ra võng kêu ông. Ông ưỡn ẹo gần mườiphút sau mới mò vào, ngáp dài:

- Chuyện gì nữa? Bà cúng cứ cúng,để tôi ngủ, kêu vào làm chi?

Bà chỉ vào ghế, bảo ông ngồi. CôHai bị bà mắng hồi nãy, mặt mày chù ụ, nghĩ bụng chắc bà già chuẩn bị "đọc diễnvăn" lần hai nữa, ngán ngẩm ra mặt. Cô Ba và hai thằng em ngồi nhìn bà, chắc mẩmlà chuyện hệ trọng lắm. Mấy chục lần làm giỗ ông bà nội rồi, có bao giờ bà tậphọp chồng con trịnh trọng thế này đâu. Bà thong thả bảo:

- Mấy bố con nghe tôi bảo, tôitính sẽ bán nốt mấy sào ruộng nhà mình. Mấy bố con thấy thế nào?

Cô Hai trợn tròn mắt như khôngtin đó là lời của mẹ mình, còn ông vỗ đùi đen đét:

- Hay, hay! Tới tận hôm nay tôimới thấy bà thật thông minh. Đất đang hồi sốt giá đấy. Mấy sào đó bán tròm trèmcũng vài tỷ bạc chứ ít gì!

Cô Ba nhăn mặt:

- Mẹ! Đó là đất hương hỏa mà mẹ?

Bà ho một tràng, bảo:

- Đến lúc cần bán thì phải bán,con ạ! Mẹ sẽ chia phần cho bốn đứa đều nhau cả, không phân biệt trai gái gì. Vợchồng con Hai cũng khổ nên nó mới về cằn nhằn thế thôi. Vợ chồng bay cũng khókhăn. Hai đứa em bay cần phải có tiền mới học đại học như con người ta chứ!

Món nợ trần ai

Im lặng một phút, bà tiếp tục:

- Phần còn lại, tôi sẽ chia choông, ông muốn làm gì thì làm, để mai này không hận tôi điều gì. Số còn dư, tôiđể chữa bệnh.

Mấy bố con ồ lên:

- Ôi, bà bệnh à? Mẹ bệnh gì ạ?

Bà chua chát, nghĩ: Ôi, khi bàbệnh chẳng ai thèm để ý, lấy đâu mà biết bệnh bà tên gì... Bà làm lụng quá, laolực, lại thêm bệnh phổi mới phát sinh.

Hôm rồi, đi khám ở bệnh việntỉnh, bác sĩ bảo bà đừng buồn, ai rồi cũng phải như thế. Chỉ cần nhìn ánh mắtbác sĩ, bà hiểu cả. Có những đêm lồng ngực đau tức như có ai chọc tiết, ho khôngra hơi, đau khắp mình mẩy không sao cử động nổi cũng chỉ mình bà câm lặng chịutrận. Bà thấy cuộc đời mình sắp hỏng mất rồi. Bà thấy những ngôi sao nhấp nháytrên bầu trời ngoài mái hiên mọi khi xa vời vợi, nay lại gần và sáng tỏ chừngnhư bà sắp chạm được tay vào chúng. Bà không nói với chồng con điều đó. Họ sẽnghĩ bà là bà già rỗi hơi, chỉ nói chuyện đẩu đâu.

Thỏa thuận xong, bà căn dặn:

- Của nả mẹ chia phần đứa nào đứađó giữ, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, đừng có tiêu hoang, đến hồi sạch cả lạichạy về mẹ là không được đâu. Mẹ không lột da sống đời để bao bọc chúng mày mãiđược.

Cô Hai có vẻ khá sốt sắng:

- Vâng, mẹ yên tâm!

Bà rưng rưng ôm hai đứa cháungoại vào lòng một hồi lâu rồi ngậm ngùi bảo:

- Mẹ banh da xẻ thịt sanh chúngmày được thì phải nuôi nấng chúng mày đàng hoàng chứ. Mà mẹ làm giỗ ông bà nộilần này nữa thôi, những dịp sau này chắc phải cậy nhờ các con làm giúp. Dạo nàymẹ thấy trong người mệt thất thường.

Cô Hai bảo:

- Vâng, sau này có giỗ ai trongnhà, con cũng sẽ làm thật hoành tráng cho mà xem.

Bà ngước đôi mắt đỏ hoe, nhìn côrất lâu. Hồi sau, bà chậm rãi bảo:

- Con ạ! Mình làm giỗ là để tưởngnhớ đến tổ tiên, ông bà, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu. Việc đó phải xuấtphát từ lòng thành mới ý nghĩa. Nếu không có lòng, con đừng làm.

Cô Hai sượng tái mặt. Bà lại nhìncác con âu yếm bảo:

- Ai cũng bảo số mẹ khổ, kiếptrước chắc ăn ở ác hay sao mà kiếp này phải trả. Họ còn bảo mẹ mắc nợ chồng, nợcon. đến cuối đời có khi không trả hết. Thế nhưng mẹ không buồnphiền gì các con. Các con không phải nợ, mà là máu thịt, là hạnh phúc cả đời mẹ.

Những đêm sau đó, trời rất nhiềusao. Những ngôi sao lấp lánh đầy kiêu hãnh, vẫy gọi bà cùng bay lên nhảy múa vớichúng, sau một kiếp nhọc nhằn trả nợ trần ai. Bà đã không kịp đợi đến kỳ giỗ ôngbà nội sắp nhỏ năm sau để thấy cô Hai làm giỗ "hoành tráng" mức nào. Bà ra đitrong một đêm trăng sáng. Không một lời trăn trối, gương mặt hằn dấu khổ đauchừng như giãn ra.

Phút thanh thản cuối cùng của mộtcuộc đời.

Theo Tiếp Thị Và Gia Đình