Khó phá “lô cốt”
Từ tường rào nhà máy Tung Kuangra đến bờ sông Ghẽ, song song con mương chạy dọc quốc lộ 5 chừng 200m, hệ thốngđường ống nhựa nghi vận chuyển chất thải chưa qua xử lý được chôn lấp kiên cố.Lực lượng cảnh sát môi trường (C36), Bộ Công an, cho đào một điểm ở sát đầu racủa hệ thống ống từ tường rào nhà máy.
C36 chưa cho phát lộ toàn bộ hệthống ống ngầm chạy dọc quốc lộ 5. Thay vào đó, một vị trí được chỉ định đàotiếp là điểm cuối hệ thống ống nằm cách mép nước sông Ghẽ một mét.
![]() |
Thứ bùn được nhuộm trắng bên bờ sông Ghẽ |
Ông Vũ Văn Xô, thành viên trongnhóm đào bới, kể lại, bốn thợ lực điền với sự hỗ trợ của hai máy khoan loại17kg/chiếc làm liên tục từ 18 đến 19-4, mới khoét được hố rộng chừng 1m2, sâu0,5m với hai lớp bê tông chặt cứng, dày 40cm.
“Mác bê tông này cao hơn nhiềuso với bê tông mà chúng tôi thường gặp phải khi được thuê đi phá”, ông Xô môtả.
Một đường ống khi bị khoan thủngthì dòng nước trắng trong phụt lên cao chừng 20cm. Ống kia với kích thước tươngtự, đường kính 35 cm, không thấy có nước trào ra. Tuy nhiên, nước trong đó chỉcòn ¼ ống, đặc như chè, màu trắng như vôi bột, mùi nồng. Đường ống không có nướcchảy có thể là ống dẫn nước thải chưa xử lý và chỉ ngừng thải sau khi bị pháthiện ngày 13-4.
Không chịu nổi nữa
Đứng bên hố với hai đường ốngnhựa ông Trần Huy Cừu, thôn Tràng Kỹ, xã Tân Trường, kể: “Biết họ chôn cùnglúc hai đường ống thế này, ngay từ đầu, chúng tôi đã phá tung lên. Hồi ấy, họcho chúng tôi xem chỉ có một đường ống được lắp đặt. Thế mà không hiểu bằng cáchnào, ống thứ hai luồn vào nhanh thế”.
Chị Võ Thị Ngà cư ngụ trong ngôinhà cũng bị kẹp giữa nhà máy Tung Kuang với sông Ghẽ cho biết, trước đây trêndòng sông Ghẽ tấp nập tàu thuyền đánh bắt cá tôm. Nhà chị cũng sống bằng nghềchài lưới. Thế mà giờ cả khúc sông sạch bóng thuyền bè, nhường chỗ cho các đámbèo tây khổng lồ phủ kín mặt nước.
![]() |
Hai lớp bê tông chặt cứng, dày 40cm, đè lên đường ống (Ảnh: Q.D) |
Đứng gần đoạn ống hút nước sôngGhẽ của Xí nghiệp Kinh doanh Nước sạch số 1 (nơi xử lý và cấp nước cho hàngnghìn hộ dân huyện Cẩm Giàng) ông Vũ Văn Công, thôn Tràng Kỹ, cũng cho hay vùngsông nước này từng dập dìu thuyền chài và dân làng vẫn xuống tắm.
“Mấy năm nay, nước chỗ này đổimàu, nổi váng, đụng xuống là ngứa”, bà Đào Thị Tuất, 25 năm sống ở xóm vensông này kể.
Th.S. Nguyễn Minh Tuấn, PhóTrưởng phòng Công nghệ Xử lý Nước, Viện Công nghệ Môi trường, Viện KH&CN ViệtNam, trực tiếp chứng kiến chất nhầy nhầy trên sông cũng phải thốt lên: “Đâyphải gọi là bùn thải chứ không thể là bùn sông được nữa”.
Theo Th.S Tuấn, bùn thải của hệthống này chứa rất nhiều kim loại nặng độc hại. Các kim loại nặng không tan sẽlắng đọng xuống bùn, có thể xâm nhập vào các nhuyễn thể và cá dưới đáy sông(trai, ốc, hến, cá chạch, lươn, cua,...). Thành phần hòa tan trong nước gây hạicho sức khỏe cũng có nồng độ rất cao từ loại nước thải này nếu chưa được xử lýhoặc xử lý không đúng.
Ông cho rằng, để có cơ sở đấutranh với doanh nghiệp gây ô nhiễm, lẽ ra, ngay trước khi bắt quả tang, cần tổchức lấy đầy đủ mẫu nước, bùn, theo đúng quy trình khoa học.
Bất an vùng quê
Đơn tố cáo của cư dân xóm Đảo,thôn Phúc Cầu, xã Cẩm Phúc, được viết cách đây chừng ba năm đã bất bình với việcgây ô nhiễm của Tung Kuang. Họ cho rằng, chính Công ty Tung Kuang là thủ phạmkhiến cư dân tại đây không thể mưu sinh gì trên dòng sông Ghẽ bị nhiễm nướcthải.
Cũng thời gian đó, cư dân tại xómĐảo còn tố cáo việc gây ô nhiễm không khí từ ống khói, và tiếng ồn từ máy xaycủa Tung Kuang. Đơn được gửi lên xã, huyện rồi lên cấp tỉnh, nhưng rồi đâu vẫnvào đó.
Mang theo xô bùn trắng múc từ bờsông Ghẽ, ngày 19-4, hơn 100 dân cư ven bờ sông Ghẽ kéo tới Cty Tung Kuang đềnghị Cty chấm dứt việc gây ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do họ gâyra.
“Trong cuộc gặp, đại diện TungKuang đã nhận lỗi, nhưng chưa hứa trước được điều gì”, ông Nguyễn Hứu Đương(thôn Tràng Kỹ, xã Tân Trường), một trong hai đại diện được Tung Kuang tiếpchuyện, nói.
Chúng tôi hỏi “Điều gì bất thườngnhất trong cuộc sống của cư dân ở đây?”, ông Đương cho biết đó là tình trạngbệnh tật, nhất là bệnh nặng, có vẻ nhiều hơn trước.
Th.S Tuấn cảnh báo, nước thải ởnhà máy Tung Kuang có thể độc hại hơn nhiều so với nước thải của Vedan, do cácthành phần gây độc chủ yếu là chất vô cơ khó phân hủy.
Theo Kiều Oanh - QuốcDũng