Ít bà nội trợ biết 8 loại rau củ mùa đông này có tác dụng ngừa bệnh cực kỳ hiệu quả

Đây là những loại rau phổ biến trong các bữa ăn gia đình nhưng ít người biết hết được rằng chúng chính là “thần dược” giúp con người phòng tránh và chữa bệnh cực tốt.

Đây là những loại rau phổ biến trong các bữa ăn gia đình nhưng ít người biết hết được rằng chúng chính là “thần dược” giúp con người phòng tránh và chữa bệnh cực tốt.

Nấm: Ngăn ngừa ung thư

Nấm tươi vốn là một thực phẩm ích khí, có thể trừ phong, bổ huyết, lợi dạ dày.

Trung bình trong 100g nấm tươi có chứa từ 25 - 40% hàm lượng protein, 17 - 19 loại axit amin, trong đó có từ 7 - 9 loại axit amin mà cơ thể không tự tông hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Nấm tươi còn chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP…Dân gian còn có kinh nghiệm dùng nấm để chữa các bệnh như đau đầu, chóng mặt.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh rằng nấm có thể điều tiết chức năng miễn dịch, làm giảm khả năng gây ra các khối u, là thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong phòng chống ung thư.

Súp lơ xanh, trắng: Ngừa ung thư, điều hòa huyết áp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ít có loại thực phẩm nào sánh bằng súp lơ bởi loại hoa này vừa giàu sắt, nhiều protein, lắm canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và cả vitamin C. Súp lơ có hai loại trắng và xanh. Loại xanh thường giòn và dai hơn nên có cảm giác ngon hơn, cũng rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa được nhiều căn bệnh như: Tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang, viêm loét dạ dày, giảm viêm khớp, chống lão hóa, kiểm soát huyết áp, tăng cường miễn dịch… Súp lơ là lựa chọn thông minh cho các bà nội trợ nếu muốn tăng cường sức đề kháng cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, loại rau này còn một công dụng rất thần kỳ khác mà ít người biết đến, đó là hỗ trợ giảm cân.

Rong biển: Hạ huyết áp

Giáo sư Trương Hồ Đức, Khoa dưỡng sinh, Trường Đại học Y dược Bắc Kinh (TQ) cho rằng, rong tảo biển chính là thực phẩm có một giá trị dinh dưỡng, I ốt cao ít có rau nào sánh được.

Ngoài ra, rong tảo biển rất giàu protein thô, đường, hàm lượng canxi và dầu thực vật trong rau cao hơn nhiều lần so với cải bó xôi (bina).

Giáo sư Đức cũng chỉ ra rằng, chất sodium alginate trong rong tảo bẹ có tác dụng lớn trong việc hạ huyết áp, phòng chống bệnh bạch cầu và bệnh đau xương khớp.

Tinh bột có trong tảo bẹ giúp cơ thể hạ lipid máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm cholesterol.

Nên ăn rong biển tươi kiểu sa lát, súp hoặc nấu canh để tăng cường sức khỏe. Chỉ lưu ý là người bị dạ dày thiếu âm (hay lạnh bụng) hoặc phụ nữ mang thai thì không nên ăn quá nhiều.

Củ cải: Giảm các bệnh hô hấp

Trong củ cải có chứa nhiều nước, nguồn vitamin C dồi dào, nhiều protein, ít chất béo và các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose). Ngoài ra, nó cung cấp nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt, mangan, vitamin nhóm B và nhiều loại axit amin khác.

Do thành phần dinh dưỡng có trong củ cải nên củ cải có nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Đặc biệt, củ cải giúp làm giảm bệnh ở bộ máy hô hấp như ho, hen, đờm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu…. Ngoài ra, nó cũng có ích lợi với bộ máy tiêu hóa như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ. …

Bắp cải: Phòng chống nhiễm khuẩn

Trong cải bắp có chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn đừng nhầm cải bắp với rau diếp nhé. Giống như các loại rau hình chữ thập, cải bắp có chứa nhiều vitamin K, vitamin C và chất xơ.

Ngoài ra, bắp cải được xem là một vị thuốc quý có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng; phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da. Nếu dùng đắp ngoài da, có thể chữa mụn nhọt và dị ứng do côn trùng đốt.

Đậu Hà Lan: Chữa bệnh tiểu đường

Đậu Hà Lan có chứa ít calo và nhiều vitamin C và K. Hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ, tiêu ung độc, tốt cho tim mạch, cung cấp chất xơ và khoáng chất. Đậu Hà Lan thường được dùng chữa các chứng ăn uống khó tiêu, tăng huyết áp, tiểu đường...và cũng ngăn ngừa được ung thư.

Giá đỗ: Phòng ung thư trực tràng

Đậu nành, đậu xanh có chứa một lượng lớn lipid, protein và carbohydrate, cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như natri, phốt pho, sắt, canxi...

Đậu sau khi nảy mầm, không những giữ nguyên được các chất ban đầu, mà còn tăng thêm hàm lượng vitamin và giúp loại bỏ mệt mỏi. Chất diệp lục trong mầm đậu có thể phòng trị ung thư trực tràng.

Cần tây: Ngừa chứng cao huyết áp, chữa mỡ trong máu cao

Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid. Ngoài những khoáng tố, sinh tố và chất dinh dưỡng, cần tây còn chứa một tỉ lệ lớn chất kích thích tố và tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng và mạnh mẽ. Do đó, loại rau này nổi tiếng là có tác dụng bổ thận, hạ huyết áp, chữa mỡ trong máu cao, chuyên dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não và nằm bất động.


Theo GĐXH



Giá đỗ

cần tây

súp lơ

cải bắp

rong biển

nấm

củ cải


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.