- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
37 công nhân bị chủ thầu bỏ rơi ở Hạ Long: “Có người còn không biết nhà mình ở đâu mà về”
Đại diện của nhóm 37 công nhân bị quỵt tiền ở Hạ Long tâm sự, thương nhất là 13 người ở Điện Biên, có người còn chưa nói sõi tiếng Kinh
>> Chủ thầu đột ngột "biến mất", 40 công nhân lao đao không có tiền về quê ăn Tết
Chiều 9/2, PV nhận được phản ánh của anh Nguyễn Văn Vinh (trú tại Nghệ An) về việc chủ thầu ở Hạ Long (Quảng Ninh) không trả lương, thương cho công nhân và bỗng dưng biến mất.
Cuộc sống tạm bợ của 37 công nhân bị quỵt tiền
Ông Lê Hữu Toan (SN 1958), có hộ khẩu thường trú tại Đông Triều, Quảng Ninh đứng ra đại diện cho 37 công nhân bị chủ thầu quỵt tiền ở Hạ Long cho biết, chủ thầu có tên là Sơn, người xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Nhóm công nhân ở bị quỵt tiền ở Hạ Long gồm 13 người Điện Biên, đa phần là người dân tộc thiểu số; 20 người Nghệ An; 1 người Hòn Gai (Quảng Ninh) và 3 người người Đông Triều (Quảng Ninh).
Ông Toan nói thêm, 37 công nhân tại đây đều ít học, chỉ biết vùi đầu vào làm việc và chờ Sơn thanh toán tiền hàng tuần. Chính vì vậy, không một ai biết chính xác tên công ty của Sơn tên là gì, ngoài người đàn ông tên Sơn ra, họ không biết bất kỳ một người nào khác.
Bản thân họ cũng không có hợp đồng lao động, không có bất kỳ bảo hiểm hay các chính sách theo Luật Lao động: “Chúng tôi tin tưởng nên cứ làm, chờ đến cuối tuần trả tiền, nhưng ai ngờ...”, ông Toan thờ dài.
Nhóm công nhân ở bị quỵt tiền ở Hạ Long gồm 13 người Điện Biên, đa phần là người dân tộc thiểu số, 20 người Nghệ An, 4 người ở Quảng Ninh (1 người Hòn Gai và 3 người người Đông Triều).
Những "túp lều" được lợp vài tấm nhôm thủng lỗ chỗ và được vá víu bằng những tấm bạt hoặc những túi ny-lông. Những ngày mưa rét, 37 con người phải ngủ co ro, đốt thêm ít củi để sưởi ẩm.
Ông Toan nói, cuộc sống của những người người công nhân nghèo đạm bạc, chỉ toàn rau với dưa. Thi thoảng, Sơn đến đưa thêm tiền thì cải thiện thêm miếng thịt hay con cá.
“Tuy nhiên, lâu rồi Sơn không chu cấp cho mọi người, tiền lương cũng thất hứa liên tục, chúng tôi hết tiền chẳng biết kêu ai. Cũng may, có bà con lối xóm biết chuyện nên thi thoảng cho gạo, cho thịt cho chúng tôi được sống”, ông Toan nói.
Theo cam kết, mỗi ngày sẽ được chấm công, 1 công là 300.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, từ tháng 6/2017 cho tới nay, anh Sơn liên tục thất hẹn và không chịu trả theo đúng thỏa thuận ban đầu.
“Lúc đầu, tôi mới làm cho Sơn, tôi thấy cậu ấy trả cũng sòng phẳng, tưởng là người đàng hoàng. Nhưng về sau, cậu ấy liên tục khất nợ, rồi mất hút luôn. Hiện tại, Sơn còn thiếu của tôi 57 công, tức là khoảng hơn 10 triệu đồng”, ông Toan nói kể.
Từ khi làm cho Sơn, ông mới chỉ được trả 6,7 triệu đồng, song, ông Toan nói mình may mắn hơn một số người: “Nhiều người còn chẳng được trả xu nào”.
Mỗi người có mức lương khác nhau, nhưng, tính gộp lại, chủ thầu sẽ phải trả nhóm công nhân này khoảng 450 triệu đồng.
Quá bức xúc trước thái độ lẩn tránh của Sơn, một số công nhân đã lùng sục khắp Thành phố Hạ Long để đòi tiền. Đến sáng hôm qua (9/2), anh Đoàn Văn Vinh cùng một số công nhân khác bất ngờ tìm thấy chủ thầu tên là Sơn ở trên đường. Ngay lập tức, anh Vinh cùng một số công nhân yêu cầu ông Sơn thực hiện lời hứa và nghĩa vụ của mình.
“Sau đó, anh Sơn đưa công nhân đó đến một công ty (không rõ công ty gì) bảo đứng đợi ngoài cổng để anh Sơn vào thanh toán rồi trả tiền.
Tuy nhiên, mấy công nhân đợi mãi không thấy anh Sơn ra, khi vào hỏi nhân viên công ty thì nhận được câu trả lời là anh Sơn đi ra khỏi công ty đó từ cửa sau", anh Vinh chia sẻ.
Nhóm công nhân Điện Biên khốn khổ
Trong nhóm công nhân bị quỵt tiền có 13 người đến từ Điện Biên, đa phần là những người dân tộc thiểu số, ít học, thậm chí có người không sõi tiếng Kinh.
Ông Toan rơm rớm nước mắt: “Nhà tôi ngay Đông Triều thôi, có đói có no còn có thể về nhà được. Chứ tội 13 anh em quê Điện Biên lắm, thứ nhất quê họ rất nghèo, thứ 2 họ ít học, nói tiếng Kinh còn không sõi. Người này hiểu được từ nào lại dịch cho người kia”.
Trao đổi với PV, một người đàn ông tên Sìn (người H’Mong) không rõ bao nhiêu tuổi, trả lời bập bẹ: “Nhà tôi trên núi, nghèo lắm, có vợ con rồi”.
Rất nhiều người không hiểu Sìn nói gì, ông Toan bất đắc dĩ đứng ra dịch hộ: “Nó không biết địa chỉ chính xác quê mình ở đâu, chỉ biết ở một vùng nào đó ở Điện Biên. Giờ có cho tiền, nó cũng không biết đường nào mà về”.
“Tôi cũng hỏi chúng nó, chúng nó bảo lúc đầu làm ở Hà Nội, trong nhóm có mấy anh công nhân quê Nghệ An giới thiệu lên Quảng Ninh làm việc cho Sơn. Bản thân mấy anh công nhân quê Nghệ An cũng bị lừa”, ông Toan nói.
Đại diện nhóm công nhân cho biết, chiều hôm qua (9/1), một số cơ quan ban ngành của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh đã để ghi nhận thông tin ban đầu về nhóm công nhân. Đã có hai đơn vị ủng hộ 37 công nhân mỗi người 1,3 triệu đồng.
Không có một xu dính túi trong tay, ông Toan thở dài: “Tôi không biết ngày mai có đòi được tiền không hay như thế nào, nhưng Sơn có đọc được tâm sự của chú thì đến đây ngay.
Không có tiền thì trả ít nhiều cũng được, hoặc ít nhất nên trả cho nhóm công nhân Điện Biên để họ còn về quê ăn Tết với gia đình, chú hay những người khác trả sau cũng được. Nhìn họ khổ lắm rồi”.
Theo VTC
-
Thời sự22 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.