37 người tâm thần "đánh giặc" giữa làng

Về xã Tam Nghĩa (Núi Thành, Quảng Nam),chúng tôi không khỏi giật mình bởi những tiếng thét “xung phong” bất thần vang lên. Cũng may, sau loạt hô hoán đó không thấy ai xông ra đường.

Đang đi bỗng giậtbắn mình khi nghe vang lên những tiếng: “Xung phong! Xung phong!”. Chúng tôi corúm người, chờ một cuộc tấn công mãnh liệt. Nhưng không, sau đó là im ắng, rồinhững tràng cười sởn gai ốc...

Về xã TamNghĩa (Núi Thành, Quảng Nam),chúng tôi không khỏi giật mình bởi những tiếng thét“xung phong” bất thần vang lên. Cũng may, sau loạt hô hoán đó không thấy ai xôngra đường.

“Chiến hào” khắp làng

Xã Tam Nghĩakhông lớn mà có đến 37 người tâm thần. Chúng tôi hỏi thôn nào nhiều người tâmthần nhất, ông Châu Ngọc Hồng - Chủ tịch xã nói thôn nào cũng như nhau. Chúngtôi về thôn Định Phước, đang đi bỗng giật bắn mình khi nghe vang lên những tiếnghét liên tiếp: “Xung phong! Xung phong!”.

37 người tâm thần "đánh giặc" giữa làng
Ảnh minh họa

Chúng tôi corúm người, chờ một cuộc tấn công mãnh liệt. Nhưng không, sau đó là im ắng, rồinhững tràng cười sởn gai ốc. Một người đi đường bảo: “Ông Nguyên “đánh giặc” đómà, không sao đâu, cứ vào nói chuyện với ổng cho vui!”.

Chúng tôivào và há hốc mồm khi thấy ngôi nhà đã bị chính chủ nhân đào nham nhở thànhnhững hầm chiến đấu, nơi này nơi kia cắm đầy lá ngụy trang. Rất lạ là thấy chúngtôi vào, người vừa hô “xung phong” đó lại... tháo chạy.

Anh DươngVăn Nghĩa - con trai ông Nguyên, cho biết cha phát bệnh đã hơn 10 năm. Đó là 10năm mấy mẹ con khổ sở vì nhà cửa bị biến thành chiến hào, và ngày ngày chói taivì tiếng hô tấn công, tiếng gọi tên đồng đội của cha.

Cũng đánhgiặc giữa làng hoài như thế, ở xã này còn có ông Nguyễn Tấn Nhơn (47 tuổi, thônTịch Tây). Cũng như ông Nguyên, ông Nhơn tham gia chiến đấu ở chiến trườngCampuchia, bị sốt rét nặng. Năm 1984, ông rời chiến trường về địa phương và phátbệnh tâm thần.

Ông cũng hô“xung phong” suốt ngày đêm khiến vợ con không chịu nổi bỏ đi. Cùng đơn vị vớiông Nhơn có ông Mai Văn Đức (thôn Thanh Trà). Ngoài lúc “đánh trận” ra, ông Đứcquanh quẩn chợ Chu Lai để xin ăn, có khi lên cơn điên và đói, ông giật cá sốngđể ăn.

Những phận người nhiều “không”

Hầu hếtnhững người tâm thần gia cảnh nghèo. Ngôi nhà ông Nhơn ở (nhà đại đoàn kết)trống hoác. Khi chúng tôi đến, ông qua một từ đường bên cạnh nằm lăn lóc, vớimột tô nhựa bên cạnh. 10 năm nay, ông sống đơn độc vì bị vợ con bỏ rơi. Ông tựnuôi thân với 120.000 đồng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Khi tỉnh táothì làm sào ruộng do xã cấp, rồi mò cua, bắt cá để sống qua ngày. Mỗi khi lêncơn, sau khi “đánh giặc” ầm vang, ông lại lủi thủi đi bộ về quê vợ (cách đó5km). Vợ con ông đã vào miền Nam từ lâu, ông biết vậy, nhưng vẫn tìm về đứngtrước cổng nhà vợ một lát rồi quay về. Chỉ có lên cơn điên, ông mới thôi cô độcvì có “đồng đội”, còn bình thường ông lủi thủi làm ăn, đi về không ai thân cậnquan tâm.

Cách nhà ôngNhơn không xa là nhà anh Trần Văn Ninh. Anh Ninh đỡ hơn ông Nhơn là còn mẹ già-bà Phan Thị Thơ (80 tuổi). Bà mếu máo: “Con tôi mà, có điên cỡ nào tôi cũngkhông bỏ nó. Tôi chỉ buồn là gần đất xa trời, con tôi sau này không biết dựa cậyvào ai”. Anh Ninh năm nay đã 44 tuổi nhưng ngây ngô như trẻ con. Hàng xóm thấy 2mẹ con đói rách, thương nên thỉnh thoảng gọi anh Ninh đi chặt tre thuê.

Mỗi lần đốntre, bà con trả công anh 15.000 đồng. Cả tháng chỉ vài lần. “Nó lớn mà khờ lắm.Chặt tre được đồng nào đem đi uống rượu đồng nấy. May, bà con biết, không đưatiền cho nó nữa mà đem đến nhà cho tôi”. Căn nhà bà Thơ xiêu vẹo sắp đổ rồi, bàthì già, anh Ninh thì không biết gì. Những tháng mùa đông này, không ai kêu đốntre, hai mẹ con ngày ngày ăn cháo trộn mấy cái rau mọc hoang ngoài đồng.

Bệnhđến do đâu?

Chủ tịch xãChâu Ngọc Hồng nói rằng, hầu hết gia đình có người tâm thần đều hoàn cảnh khókhăn. Trong khi hồ sơ hưởng chính sách trợ cấp xã hội thì mất nhiều thời gian,thủ tục rườm rà, nên phần lớn những người tâm thần... tự lo.

Điều ôngHồng quan tâm là lý giải nguyên nhân vì sao xã ông lắm người bị bệnh tâm thầnnhư thế. Ông đã báo cáo nhiều lần nhưng chưa có bất cứ cơ quan nào về xem xéttrả lời.

Người dân tựlý giải là do uống phải nước phèn. Dân trong xã phần lớn là dùng nước giếng đào.Các giếng tự đào ở đây thường chỉ sâu từ 5 – 10m. Nước các giếng này khi múc lênhầu hết có màu đục vàng. Nước phèn trầm trọng đến mức các vật dụng trong nhà nhưchén, đĩa, ly, các bồn chứa nước…, nhà nào cũng vậy, có màu vàng úa. Tam Nghĩavẫn chưa tiếp cận với nước sạch. Phải chăng vì uống nhiều nước phèn mà lắm ngườiđiên?

Chúng tôitìm hiểu thì thấy một nửa con bệnh ở Tam Nghĩa là bộ đội xuất ngũ, phần lớn làbộ đội thời ác liệt nhất ở chiến trường Campuchia. Hầu hết đều bị sốt rét. Giađình của các bệnh nhân này cũng thừa nhận, sau khi đi bộ đội tình nguyện từCampuchia về, người thân của họ có hiện tượng bất bình thường về tâm lý.

Bác sĩ LêTấn Thơ – Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam, cho rằng: “Những thảm họavề thiên tai, chiến tranh… rất dễ khiến cho người chứng kiến bị hội chứng “suynhược sau chấn động” hoặc bị “rối loạn stress sau sang chấn”.

Có thể phảitrải qua sự khốc liệt của chiến tranh đã làm cho một số trường hợp bị tâm thần.Chính việc bị sốt rét cũng đã làm chấn thương não rồi”.

Bác sĩ Thơcũng không đồng ý, nước phèn là nguyên nhân. Ông còn cho rằng, thiếu nguồn an ủicũng là môi trường cho bệnh tâm thần phát triển. “Ở các địa phương phát triển vềkinh tế - xã hội, khi bị các cú sốc tâm lý, người dân còn có các trung tâm hỗtrợ tâm lý với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giúp đỡ nên họ dễ giải thoát khỏi tìnhtrạng uất ức về tâm lý.

Còn ở nôngthôn, họ không biết giải thoát stress như thế nào, mà tự mình chịu đựng. Lâungày sẽ dẫn đến hiện tượng bị tâm thần phân liệt”.

Bác sĩ Thơnói: “Trong cuộc khảo sát mới nhất về xã Tam Nghĩa, trong 37 người bị tâm thầnthì 14 bị động kinh, còn lại bị tâm thần phân liệt. Cả chục năm qua, họ khôngđược chạy chữa đúng cách, thậm chí bị người thân bỏ rơi. Đó cũng là lý do để TamNghĩa có nhiều người bị tâm thần phân liệt nặng”.


Theo Hoàng Đạt
Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.