- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 người bị cây đổ đè chết chưa được chủ cây bồi thường
Tính từ năm 2013 tới trận giông lịch sử vừa xảy ra chiều 13/6/2015, đã có 6 trường hợp người đi đường bị cây đổ đè chết.
Tính từ năm 2013 tới trận giông lịch sử vừa xảy ra chiều 13/6/2015, đã có 6 trường hợp người đi đường bị cây đổ đè chết. Ngoài nguyên nhân “bất khả kháng” do thiên tai, bão lũ…chưa có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Ba năm, 6 người thiệt mạng vì cây đổ
Thống kê sơ bộ, từ năm 2013 tới nay, trên địa bàn Hà Nội đã có 6 trường hợp thiệt mạng vì cây đổ đè chết người.
Tháng 8/2012, tại quận Hai Bà Trưng, một cây xà cừ trên phố Lò Đúc đổ đè bẹp chiếc taxi, khiến tài xế chết tại chỗ. Ngày 5/9/2013, một cây xà cừ lớn trên phố Bà Triệu bất ngờ bật gốc, đè lên chiếc xe buýt đang lưu thông trên đường. Trước đó, sáng 8/8/2013, một cây muồng trên phố Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng) bất ngờ đổ xuống làm chết một người đi đường.
Ngày 07/6/2014, cây đổ trên đường Hùng Vương (quận Ba Đình) khiến một tài xế taxi tử vong. Gần đây nhất, chiều 13/6/2015, trận dông lốc với mức gió giật cấp 9 đã khiến 2 người thiệt mạng vì cây đổ.
Sau mỗi vụ việc xảy ra, ngoài bài học cảnh báo người đi đường phải tự bảo vệ mình, tránh lưu thông qua các khu vực có cây cổ thụ già yếu thì câu hỏi đơn vị nào chịu trách nhiệm về những vụ việc đáng tiếc trên luôn nhức nhối, chưa được giải đáp (?)
Trên news.zing.vn, người đứng đầu UBND TP Hà Nội nhận trách nhiệm “là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra trên địa bàn thành phố”.
Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội - đơn vị chủ quản cây xanh trên địa bàn TP, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp Nguyễn Đức Mạnh cho rằng, với những thiệt hại sau cơn dông vừa xảy ra là sự cố bất khả kháng. Và, những trường hợp này sẽ do công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm.
Đối với các vụ cây xanh đổ do thiên tai, gây thiệt hại đã từng xảy ra, đơn vị này cho rằng, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị quản lý cây xanh. Công ty chỉ được giao quản lý theo đơn đặt hàng của thành phố.
Đại diện Cty TNHH MTV Cty cây xanh còn viện dẫn, nguyên nhân cây xanh gãy đổ liên tục còn do hạ tầng đô thị bị “biến dạng”. Nhiều tuyến phố cải tạo, thi công vỉa hè lòng đường đào lên lấp xuống liên tục làm cho rễ cây lâu năm bị nông cạn.
Thông tin tới PV, bạn đọc N.Q.H chia sẻ: ngoài thông tin về cách trồng cây “đặc biệt” vừa được trận giông chiều 13/6 “chỉ ra”, còn có nguyên nhân khác khiến cây lâu lớn và không trụ được vững, đó là việc trong lúc thi công làm đường, đơn vị thi công còn cho xe đổ phế thải xây dựng xuống dưới nền, vừa “ăn tiền” được cả hai phía, sau đó chỉ đổ một lớp đất màu mỏng ở bên trên. Vì vậy, cây trồng không lớn được và rất dễ bị đổ”.
“Xem xét trách nhiệm của chủ tài sản”
Theo Luật sư Hoàng Tùng (VPLS Trung Hòa – Đoàn Luật sư TP Hà Nội), ngoài nguyên nhân thiên tai bất khả kháng, việc cây đổ đè chết người, gây thiệt hại về tài sản kinh tế của người dân, cần xem xét trách nhiệm của chủ tài sản, trách nhiệm của đơn vị được giao quyền quản lý tài sản đó.
“Cây xanh, các hạ tầng công cộng…khi được nhà nước giao quyền quản lý, chăm sóc…cho một tổ chức, đơn vị cụ thể thì có thể hiểu, đó là tài sản của nhà nước giao cho các đơn vị, tổ chức đó. Đơn vị, tổ chức được giao quản lý sẽ có trách nhiệm chăm sóc, bảo quản…cũng như chịu trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đối với những hậu quả do tài sản mà mình quản lý gây ra”.
Cụ thể đối với trường hợp cây đổ đè chết người trong đợt giông vừa xảy ra tại Hà Nội, luật sư Hoàng Tùng phân tích: loại trừ yếu tố thiên tai bất khả kháng, cần quy kết, xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản ở việc những cây đó là cây khỏe hay cây sâu bệnh; vị trí trồng cây có đúng theo quy hoạch – phân bố được cơ quan chủ quản đó lập ra; xem xét việc trồng cây có đảm bảo kỹ thuật để cây sống, vừa đảm bảo an toàn tính mạng người dân, đảm bảo an toàn giao thông…hay không.
“Hàng năm trước mùa mưa bão, các đơn vị quản lý cây xanh đều phải kiểm tra, chặt tỉa những cây không đảm bảo, cây sâu bệnh…để đề phòng cây gẫy đổ khi mưa bão, tránh gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng người dân. Nếu những cây đổ trong đợt giông vừa rồi là cây sâu yếu, chưa được chặt tỉa; cây trồng sai, không đúng quy hoạch, phân bổ…thì đó là trách nhiệm của đơn vị quản lý cây xanh” – luật sư Hoàng Tùng phân tích.
Cùng quan điểm, luật sư Tạ Anh Tuấn (Đoàn luật sư Hà Nội) đưa ý kiến: tại Điều 626 Bộ luật Dân sự quy định: "Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây đổ gãy gây ra, trừ trường hợp hoàn toàn xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng".
Tuy nhiên, theo luật sư Tuấn, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân xảy ra để xác định lỗi cố ý hay do sự kiện bất khả kháng. Tức là cần chứng minh được rằng trong trường hợp này, phía công ty cây xanh biết trước mùa thiên tai, mưa bão đến gần nhưng không tiến hành chặt, tỉa cành những cây có nguy cơ gãy đổ cao.
Theo ý kiến luật sư: trách nhiệm bồi thường phải xem xét đến chủ tài sản hoặc chủ được giao quản lý tài sản!
Theo VietNamNet
Ba năm, 6 người thiệt mạng vì cây đổ
Ai đứng ra chịu trách nhiệm về các trường hợp chết người do cây đổ? (Ảnh: cây đổ trong trận giông chiều 13/6 - Phạm Hải)
Tháng 8/2012, tại quận Hai Bà Trưng, một cây xà cừ trên phố Lò Đúc đổ đè bẹp chiếc taxi, khiến tài xế chết tại chỗ. Ngày 5/9/2013, một cây xà cừ lớn trên phố Bà Triệu bất ngờ bật gốc, đè lên chiếc xe buýt đang lưu thông trên đường. Trước đó, sáng 8/8/2013, một cây muồng trên phố Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng) bất ngờ đổ xuống làm chết một người đi đường.
Ngày 07/6/2014, cây đổ trên đường Hùng Vương (quận Ba Đình) khiến một tài xế taxi tử vong. Gần đây nhất, chiều 13/6/2015, trận dông lốc với mức gió giật cấp 9 đã khiến 2 người thiệt mạng vì cây đổ.
Sau mỗi vụ việc xảy ra, ngoài bài học cảnh báo người đi đường phải tự bảo vệ mình, tránh lưu thông qua các khu vực có cây cổ thụ già yếu thì câu hỏi đơn vị nào chịu trách nhiệm về những vụ việc đáng tiếc trên luôn nhức nhối, chưa được giải đáp (?)
Trên news.zing.vn, người đứng đầu UBND TP Hà Nội nhận trách nhiệm “là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra trên địa bàn thành phố”.
Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội - đơn vị chủ quản cây xanh trên địa bàn TP, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp Nguyễn Đức Mạnh cho rằng, với những thiệt hại sau cơn dông vừa xảy ra là sự cố bất khả kháng. Và, những trường hợp này sẽ do công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm.
Đối với các vụ cây xanh đổ do thiên tai, gây thiệt hại đã từng xảy ra, đơn vị này cho rằng, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị quản lý cây xanh. Công ty chỉ được giao quản lý theo đơn đặt hàng của thành phố.
Đại diện Cty TNHH MTV Cty cây xanh còn viện dẫn, nguyên nhân cây xanh gãy đổ liên tục còn do hạ tầng đô thị bị “biến dạng”. Nhiều tuyến phố cải tạo, thi công vỉa hè lòng đường đào lên lấp xuống liên tục làm cho rễ cây lâu năm bị nông cạn.
Thông tin tới PV, bạn đọc N.Q.H chia sẻ: ngoài thông tin về cách trồng cây “đặc biệt” vừa được trận giông chiều 13/6 “chỉ ra”, còn có nguyên nhân khác khiến cây lâu lớn và không trụ được vững, đó là việc trong lúc thi công làm đường, đơn vị thi công còn cho xe đổ phế thải xây dựng xuống dưới nền, vừa “ăn tiền” được cả hai phía, sau đó chỉ đổ một lớp đất màu mỏng ở bên trên. Vì vậy, cây trồng không lớn được và rất dễ bị đổ”.
“Xem xét trách nhiệm của chủ tài sản”
Theo ý kiến luật sư: trách nhiệm bồi thường phải xem xét đến chủ tài sản hoặc chủ được giao quản lý tài sản!
Theo Luật sư Hoàng Tùng (VPLS Trung Hòa – Đoàn Luật sư TP Hà Nội), ngoài nguyên nhân thiên tai bất khả kháng, việc cây đổ đè chết người, gây thiệt hại về tài sản kinh tế của người dân, cần xem xét trách nhiệm của chủ tài sản, trách nhiệm của đơn vị được giao quyền quản lý tài sản đó.
“Cây xanh, các hạ tầng công cộng…khi được nhà nước giao quyền quản lý, chăm sóc…cho một tổ chức, đơn vị cụ thể thì có thể hiểu, đó là tài sản của nhà nước giao cho các đơn vị, tổ chức đó. Đơn vị, tổ chức được giao quản lý sẽ có trách nhiệm chăm sóc, bảo quản…cũng như chịu trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đối với những hậu quả do tài sản mà mình quản lý gây ra”.
Cụ thể đối với trường hợp cây đổ đè chết người trong đợt giông vừa xảy ra tại Hà Nội, luật sư Hoàng Tùng phân tích: loại trừ yếu tố thiên tai bất khả kháng, cần quy kết, xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản ở việc những cây đó là cây khỏe hay cây sâu bệnh; vị trí trồng cây có đúng theo quy hoạch – phân bố được cơ quan chủ quản đó lập ra; xem xét việc trồng cây có đảm bảo kỹ thuật để cây sống, vừa đảm bảo an toàn tính mạng người dân, đảm bảo an toàn giao thông…hay không.
“Hàng năm trước mùa mưa bão, các đơn vị quản lý cây xanh đều phải kiểm tra, chặt tỉa những cây không đảm bảo, cây sâu bệnh…để đề phòng cây gẫy đổ khi mưa bão, tránh gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng người dân. Nếu những cây đổ trong đợt giông vừa rồi là cây sâu yếu, chưa được chặt tỉa; cây trồng sai, không đúng quy hoạch, phân bổ…thì đó là trách nhiệm của đơn vị quản lý cây xanh” – luật sư Hoàng Tùng phân tích.
Cùng quan điểm, luật sư Tạ Anh Tuấn (Đoàn luật sư Hà Nội) đưa ý kiến: tại Điều 626 Bộ luật Dân sự quy định: "Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây đổ gãy gây ra, trừ trường hợp hoàn toàn xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng".
Tuy nhiên, theo luật sư Tuấn, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân xảy ra để xác định lỗi cố ý hay do sự kiện bất khả kháng. Tức là cần chứng minh được rằng trong trường hợp này, phía công ty cây xanh biết trước mùa thiên tai, mưa bão đến gần nhưng không tiến hành chặt, tỉa cành những cây có nguy cơ gãy đổ cao.
Theo ý kiến luật sư: trách nhiệm bồi thường phải xem xét đến chủ tài sản hoặc chủ được giao quản lý tài sản!
Theo VietNamNet
-
Thời sự11 giờ trướcNgày 26/11, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
-
Thời sự13 giờ trướcDự báo thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa bao trùm miền Bắc, khu vực này rét trên diện rộng, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 10 độ C.
-
Thời sự14 giờ trướcLãnh đạo UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết nhiều lần yêu cầu, nhắc nhở địa phương báo cáo vụ Phó chủ tịch huyện Giang Thành cho con 600 công đất ngày cưới.
-
Thời sự2 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều khu vực thấp trũng trên địa bàn Quảng Ngãi chìm trong biển nước, trong khi ở miền núi xảy ra sạt lở.
-
Thời sự2 ngày trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
-
Thời sự2 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
Thời sự2 ngày trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
-
Thời sự2 ngày trướcHai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.
-
Thời sự2 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
Thời sự5 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự5 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự5 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự19/11/2024Theo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự19/11/2024Cơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng