Ám ảnh những "đầu trọc" nhỏ xíu ở viện K

Nhìn những "đầu trọc" nhỏ xíu lố nhố trong những căn phòng trắng, cảm nhận thấy nỗi ám ảnh lùa vào da thịt mà buốt xót lòng…

Tôi bước đi giữa dãy dài hành lang lạnh lẽo, nhìn những "đầu trọc" nhỏ xíu lố nhố trong những căn phòng trắng, cảm nhận thấy nỗi ám ảnh lùa vào da thịt mà buốt xót lòng…
Ám ảnh những "đầu trọc" nhỏ xíu ở viện K
Các em bé bị K đang chơi đùa với nhóm sinh viên đến từ trường đại học Thăng Long.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện K3 Tân Triều (Thanh Trì - Hà Nội), mỗi phòng bệnh có 8 giường kê san sát nhau, chạy dài đến cuối bức tường trắng toát vô cảm, chừa một lối đi nhỏ ở giữa, là nơi sinh hoạt chung của đại gia đình những bệnh nhân nội trú.

Nhìn những đứa trẻ thông minh, đáng yêu, đầy lạc quan nơi đây, lòng tôi thắt lại khi biết các em đều đang mang trong mình chứng bệnh hiểm nghèo: Ung thư.

Các bệnh nhân nhí mắc nhiều loại ung thư khác nhau và được gọi chung là bị K.


Bé Nguyễn Thị Hiền (3 tuổi) ở Sơn La, bị chuẩn đoán K xương. Em đã phải bỏ một chân bên phải và tóc đang mọc lại tuy còn rất mỏng.

Bé Nguyễn Thị Hiền (3 tuổi) ở Sơn La, bị chuẩn đoán K xương. Em đã phải bỏ một chân bên phải và tóc đang mọc lại tuy còn rất mỏng.

Rơm rớm nước mắt, chị Trần Thị Hoạt (Mai Sơn, Sơn La) kể cho chúng tôi nghe về ước mơ nhỏ nhoi được trở thành bác sĩ của cô con gái 3 tuổi bị K xương.

Bé Hiền, con chị, mặc dù đã qua nhiều lần điều trị hóa chất nhưng bệnh tình vẫn không mấy khả quan. Đầu gối bé sưng to, căng cứng có cảm tưởng như sắp vỡ ra. Bàn tay em chi chít những vết sẹo do phải tiêm truyền thường xuyên.

Hiện, bé vừa buộc phải cắt chân phải để đảm bảo những di căn không tiếp tục chạy lên trên, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Theo lời đại diện khoa Nhi, hiện tại ở Khoa đang có hơn 100 em nhỏ nằm điều trị. Quá nửa trong số đó là bệnh nhân điều trị nội trú, phần lớn thời gian trong năm các em gắn bó với bệnh viện để kéo dài thêm sự sống mong manh.

Tại đây, các em bé đều có đặc điểm chung là bị trọc đầu. Những đợt xạ trị dày đặc đã khiến tóc các bé rụng thành từng tảng lớn, không đủ thời gian để mọc lại.

Có những em mới 6 tháng tuổi nhưng đã phải chống chọi với tử thần ung thư suốt 2 tháng qua, cũng có những "đầu trọc" đã mổ đến 3 lần, cắt hết những gì cần cắt, dẫu vậy sự sống cũng chẳng thể kéo dài quá 2 năm...

Sau đây là những hình ảnh xúc động chúng tôi ghi lại được tại một buổi chiều ở khoa Nhi, Bệnh viện K3 Tân Triều:


Một em bé bị K, đầu chỉ còn lơ thơ vài cọng tóc, lạ lẫm khi khìn vào ống kính máy ảnh của PV.
 

Một em bé bị K, đầu chỉ còn lơ thơ vài cọng tóc, lạ lẫm khi khìn vào ống kính máy ảnh của PV.

 


Người đàn ông thẫn thờ ngồi lại một mình ở khu vực khám bệnh, trên tay là kết quả xét nghiệm của cô con gái nhỏ.

Người đàn ông thẫn thờ ngồi lại một mình ở khu vực khám bệnh, trên tay là kết quả xét nghiệm của cô con gái nhỏ.


Một đầu trọc nhỏ xíu và mẹ đang vui đùa vì em có món đồ chơi mới.

Một "đầu trọc" nhỏ xíu và mẹ đang vui đùa vì em có món đồ chơi mới.


Hai em bé bị K đang được người thân cho ăn tối tại lối đi giữa 2 giường bệnh.

Hai em bé bị K đang được người thân cho ăn tối tại lối đi giữa 2 giường bệnh.


Người đàn ông gục xuống khi vừa nhận hung tin từ bác sĩ, một đầu trọc tò mò đứng nhìn

Người đàn ông gục xuống khi vừa nhận hung tin từ bác sĩ, một "đầu trọc" tò mò đứng nhìn


Một đầu trọc bị K não, 5 tuổi, em đã mổ nhiều lần nhưng sự sống của em cũng chỉ kéo dài tối đa là 2 năm nữa.

Một "đầu trọc" bị K não, 5 tuổi, em đã mổ nhiều lần nhưng sự sống của em cũng chỉ kéo dài tối đa là 2 năm nữa.


Các bệnh nhân cùng người nhà đang di chuyển trên hành lang bệnh viện.

Các bệnh nhân cùng người nhà đang di chuyển trên hành lang bệnh viện.


Các đầu trọc đang chơi đùa với nhóm sinh viên tình nguyện đến từ trường đại học Thăng Long

Các "đầu trọc" đang chơi đùa với nhóm sinh viên tình nguyện đến từ trường đại học Thăng Long


Nhìn em bé bụ bẫm đáng yêu này, ai có thể cầm lòng khi biết em bị K?

Nhìn em bé bụ bẫm đáng yêu này, ai có thể cầm lòng khi biết em bị K?

 Anh Phạm Thanh Sơn (Thanh Hóa) là bố một bệnh nhân nữ 19 tuổi (giấu tên) bị ung thư xương. Cô gái có lẽ là bệnh nhân lớn tuổi nhất trong khoa, em chọn cho mình chiếc giường sát chân tường.

Từ một thiếu nữ xinh xắn, bệnh nhân nữ này giờ rất gầy guộc, tóc tai rụng hết và hầu như cả ngày chỉ nằm trên giường bệnh.

"Xương cháu rất giòn nên đi lại vô cùng khó khăn. Chủ yếu cháu nằm như vậy thôi", anh Sơn tâm sự.

Cũng như nhiều bậc phụ huynh khác, anh đều không nhận được câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Tại sao con tôi lại bị ung thư?

Chia sẻ với PV, anh Sơn tâm sự, có lẽ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các bệnh hiểm nghèo ngày càng gia tăng là do môi trường sống và thực phẩm không đảm bảo.

Chia tay những "đầu trọc" bé nhỏ nơi đây, chúng tôi không khỏi xót xa và ám ảnh. Vẫn còn đó những tâm sự nặng trĩu, những câu chuyện đau lòng còn dang dở chưa thể nói hết thành lời...

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.