Ẩn họa bệnh dại từ chó mèo thả rông

Vào mùa nắng nóng, nguy cơ bệnh dại phát sinh trên chó mèo rất cao. Riêng tại TPHCM, mỗi tháng có hơn 3.000 người phải tiêm phòng dại vì bị chó cắn. Tuy vậy, nhiều nơi ở địa phương này, chó vẫn được vô tư thả rông khắp nơi.

Vào mùa nắng nóng, nguy cơ bệnh dại phát sinhtrên chó mèo rất cao. Riêng tại TPHCM, mỗi tháng có hơn 3.000 người phải tiêmphòng dại vì bị chó cắn. Tuy vậy, nhiều nơi ở địa phương này, chó vẫn được vô tưthả rông khắp nơi.

Để hạn chế tối đa nguy cơ xảyra bệnh dại ở động vật, từ tháng 11/2009, TPHCM đã thực hiện việc kiểm soátchó mèo bằng “hộ khẩu”. Theo đó những gia đình nuôi chó mèo phải có tráchnhiệm nuôi nhốt cẩn thận, không thả rông và phải tiêm phòng theo định kỳ. 

Tuy vậy, đã gần 6 tháng trôi quakể từ khi việc lập “hộ khẩu” chính thức được thực thi, nhưng theo thói quennhiều người nuôi chó mèo vẫn thả rông mà không hề xích hoặc nhốt. Nhiều người đãtrở thành nạn nhân của các vụ bị chó cắn phải đến bệnh viện để tiêm phòng dại.

Ẩn họa bệnh dại từ chó mèo thả rông
Chó vẫn được thả rông

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cụctrưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết: “Số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dựphòng trong 3 tháng vừa qua báo về Chi cục Thú y thành phố cho thấy, trung bìnhmỗi tháng tại địa bàn thành phố xảy ra hơn 3.000 vụ chó mèo cắn người. Tuynhiên, đây mới chỉ là số liệu thống kê được từ những người đến tiêm phòng saukhi bị cắn, con số thực tế có thể còn cao hơn”.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,TPHCM trung bình mỗi ngày có đến hơn 20 bệnh nhân đến tiêm ngừa phòng dại. TheoBS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: “Vào mùa nắng nóng,nguy cơ bệnh dại phát sinh trên chó mèo rất cao. Trong năm nay số lượng nhữngngười đến chích ngừa phòng dại cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước”.

“Đã nhiều năm trở lại đây,TPHCM chưa xuất hiện trường hợp bị bệnh dại nào trên chó mèo và người mắc bệnhdại do bị chó mèo cắn. Có thể thấy công tác phòng chống dịch đang diễn ra khátốt. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bệnh dại sẽ không còn xảy ra”,ông Thảo cho biết.

Thế nhưng, trên thực tế đã cótrường hợp nguy kịch do bị chó cắn. Mới đây, Bệnh viện Nhân Dân 115 vừa cứu chữakịp thời cho trường hợp của bà T.T.H (SN 1950, ngụ tại quận 5, TPHCM). Trước đóbà đang trên đường đi chợ về thì bị một con chó bất ngờ từ trong hẻm lao ra cắnvào cẳng chân trái. Thấy vết cắn chỉ bị xước nhẹ và không gây chảy máu nên bà Hkhông đi chích ngừa mà tự ý mua Ampicillin rắc lên vết thương. Tuy nhiên, chỉ ítngày sau đó vết thương đã bị sưng tấy, mưng mủ, lở loét, có nguy cơ nhiễm trùngmáu. Nhờ được các bác sĩ kịp thời cứu chữa nên bà H đã may mắn giữ lại được mạngsống và cẳng chân trái của mình.

Theo Vân Sơn
 
Ẩn họa bệnh dại từ chó mèo thả rông



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.