An toàn thực phẩm: Đừng chỉ đánh trống, bỏ dùi!

Nói cho dễ hiểu thì, các lần ra quân càng rầm rộ bao nhiêu càng khiến người dân… thất vọng bấy nhiêu. Là bởi, kết luận sau mỗi lần mở đợt cao điểm chỉ là những con số kiểu như: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo: 9 tháng đầu năm 2009, cả nước có 11 vụ ngộ độc với 4128 trường hợp mắc, 31 trường hợp tử vong

Đến hẹn lại lên, tháng caođiểm vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 lại được bắt đầu. Vẫn “rầm rộ” như cáclần trước, năm nay 11 đoàn thanh tra cùng đồng loạt ra quân tại 33 tỉnh, thànhphố. Kết quả của đợt cao điểm này phải một tháng nữa mới có. Nhưng, có một kếtquả mà ai cũng đã nhìn thấy là dường như các đợt cao điểm này chỉ là cao điểm màthôi.

Nói cho dễ hiểu thì, các lần raquân càng rầm rộ bao nhiêu càng khiến người dân… thất vọng bấy nhiêu. Là bởi,kết luận sau mỗi lần mở đợt cao điểm chỉ là những con số kiểu như: Cục An toànvệ sinh thực phẩm thông báo: 9 tháng đầu năm 2009, cả nước có 11 vụ ngộ độc với4128 trường hợp mắc, 31 trường hợp tử vong.So với năm 2008, đã giảm 66 vụ(37,3%), số mắc giảm 2165 người (34,4%), số tử vong giảm 23 người (42,6%). Nhữngvụ ngộ độc lớn hơn hoặc bằng 30 người mắc giảm 15%. Điểm đáng lưu ý là số vụngộ độc không rõ nguyên nhân chiếm tới 72%. Ngộ độc tự nhiên chiếm 19,8% và ngộđộc do vi khuẩn chiếm 8,1%.

An toàn thực phẩm: Đừng chỉ đánh trống, bỏ dùi!
Thịt lợn thối vẫn hàng ngày "âm thầm" tuồn vào thị trường

Các thông tin này, cần thì cầnthật, nhưng chưa đủ. Bởi, không có lần ra quân nào, ngành chức năng tạo được tâmlý an tâm cho người dân. Rằng, người tiêu dùng sẽ được bảo vệ về chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm. Và sau các đợt cao điểm này, chất lượng vệ sinh an toànthực phẩm sẽ được cải thiện hơn! 

Câu hỏi đặt ra, vậy các đợt caođiểm về vệ sinh an toàn thực phẩm có cần thiết hay không? Khi, như báo cáo củaĐại biểu Quốc hội Dương Kim Anh: Tình trạng vi phạm các quy định về VSATTP từtrồng trọt, chăn nuôi, chế biến, kinh doanh thực phẩm đều ở mức báo động, mấtkiểm soát. Đại biểu Dương Kim Anh dẫn chứng: Diện tích rau an toàn mới chỉ đạt8,5% tổng diện tích rau trong cả nước, diện tích trồng cây ăn quả an toàn đạtkhoảng 20%, số còn lại không kiểm soát được. Chỉ có 58,1% số gia súc, gia cầmgiết mổ được kiểm soát. Cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm đạt yêu cầungày càng giảm (51,8%).

Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giámđốc WHO, cho biết mỗi tháng LHQ nhận được khoảng 200 báo cáo từ 193 quốc giathành viên về các trường hợp thực phẩm bị nhiễm độc. Nhưng có nhiều trường hợpbệnh phát sinh từ thực phẩm không được báo cáo đầy đủ, kể cả các bệnh phổ biếnnhư vi khuẩn salmonella hoặc E.coli. Bà nhấn mạnh: VSATTP là vấn đề chung của cảnhân loại chứ không riêng một nước nào. Trên tinh thần này, WHO đang làm việcvới tất cả các nước để tăng cường pháp chế về an toàn thực phẩm.

 Từ năm 1963, Ủy ban hỗn hợpCodex Alimentarius với sự tham gia của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) và WHOđã được thành lập, với nhiệm vụ chính là xây dựng các tiêu chuẩn chung quốc tếvề VSATTP và bản quy tắc thực hiện để bảo vệ sức khỏe con người. Trong khuôn khổủy ban, mỗi năm WHO ban hành từ 10-20 “thông báo khẩn cấp” cảnh báo về những vấnđề y tế quốc tế tiềm tàng có liên quan đến thực phẩm. Nhưng đa số thông báo dựavào báo cáo của các nước công nghiệp phát triển có hệ thống theo dõi dịch bệnhtốt hơn. Còn nhiều nước đang phát triển không quan tâm đến VSATTP hoặc không cóhệ thống báo cáo.  

Để đối phó với vấn nạn này, nhiềunước đã luật pháp hóa vấn đề VSATTP. Một hành lang pháp lý được hình thành đểkiểm soát VSATTP từ trang trại đến bàn ăn, với những khoản tiền phạt và chế tàinặng. Luật về VSATTP sẽ đưa ra mức hình phạt cụ thể, và cả truy cứu trách nhiệmhình sự đối với những cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩmkhông an toàn, có nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe con người.  

An toàn thực phẩm: Đừng chỉ đánh trống, bỏ dùi!
Mỡ thối được sản xuất công khai, nhưng chỉ bị cơ quan chức năng "sờ gáy" khi dư luận lên tiếng 

Vấn đề còn lại là phải có một cơquan chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩytrách nhiệm. Tại Mỹ có Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (CDC), TrungQuốc cũng có cơ quan tương tự.

Còn tại Việt Nam, hiện có tới 5 Bộ quản lý về VSATTP gồm: Bộ Y tế, Bộ CôngThương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Tàinguyên - Môi trường và UBND các cấp.

Điều này thể hiện việc quá coitrọng chất lượng VSATTP. Nhưng, cũng bởi quá nhiều Bộ cùng quản lý dẫn đến mộtthực trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về VSATTP.

 Nguyên nhân cũng chỉ vì mỗi Bộlại hoạt động, quản lý theo từng “vụ việc”, thiếu hẳn việc quản lý có hệ thống,phối kết hợp nhịp nhàng.

 Có một chuyên gia đã nhận địnhrằng: Khi nhìn vào công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của các ngànhchức năng Việt Nam, không thấy được đâu là giải pháp xương sống, ai làm “nhạctrưởng” điều phối. Hậu quả là khi vụ việc xảy ra, “cơ sở” và “người dân” phải tựgánh chịu, chứ chẳng có Bộ nào chịu trách nhiệm cuối cùng trước dư luận.

 Câu “cửa miệng” trong các tìnhhuống có vấn đề của các cơ quan chức năng thực thi trách nhiệm giám sát là “đợixét nghiệm sẽ trả lời”. Đấy là chưa nói đến việc, các cơ quan quản lý Nhà nướcluôn đi sau trong các tình huống vi phạm chất lượng VSATTP.  

Việc đợi này, mới nhìn tưởng làđúng đắn, khoa học. Bởi, “nói có sách, mách có chứng”. Nhưng, chỉ có nhà chứctrách có thể bình chân ngồi đợi, còn người dân, không thể chờ đợi được. Ăn uốnglà nhu cầu thiết yếu của mỗi người mỗi ngày. Nên, dù biết hoặc nghe thông tin vềsản phẩm mình đã, đang hàng ngày ăn có vấn đề về mặt chất lượng, người dân vẫnphải mua và phải ăn.

Vậy là trong khi có tới 5 Bộcùng quản lý chất lượng VSATTP, cùng với 1.200 văn bản quy phạm về pháp luậtđược ban hành nhưng người dân vẫn được khuyên nhủ rằng, cần phải tự trang bịkiến thức cho mình, tự lo cho mình, nên ăn và chọn mua các sản phẩm có chấtlượng, cần phảm "người nội trợ thông thái". Trong khi lẽ ra, chính 5 Bộ đangtham gia quản lý chất lượng VSATTP phải cung cấp được cho người dân đâu là sảnphẩm an toàn, chất lượng và người dân nên sử dụng.

Việc "khua chiêng gõ trống" chomỗi đợt ra quân càng trở nên hình thức khi chấm dứt các đợt cao điểm thì tìnhtrạng mất an toàn thực phẩm lại càng báo động hơn trước!

Theo Lam Nguyên
 
An toàn thực phẩm: Đừng chỉ đánh trống, bỏ dùi!



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.