Ẩn ức pha lê

Pha lê là thứ lung linh và quyến rũ, đồng thời, dễ vỡ và mong manh. Nó tương đồng với niềm tự hào của chúng ta về chính chúng ta. Chúng ta không thật sự mạnh mẽ như chúng ta vẫn tưởng...

Gần đây có cuộc tranh cãi gay gắt quanh lễ hội chém lợn, TTOL giới thiệu góc nhìn riêng của tác giả Hạ Hồng Việt. Mời độc giả cùng tranh luận.

Ẩn ức pha lê - Cái tên này là do mình đặt, nói về thứ mình nhận ra có ở rất nhiều đám đông, dĩ nhiên có cả đám đông người Việt, nhưng với đám đông người Việt thì nó có phần bản sắc hơn.

Pha lê là thứ lung linh và quyến rũ, đồng thời, dễ vỡ và mong manh. Nó tương đồng với niềm tự hào của chúng ta về chính chúng ta. Chúng ta không thật sự mạnh mẽ như chúng ta vẫn tưởng, ẩn ức pha lê đưa chúng ta về thực tại, luôn cho rằng mình là một đất nước nhược tiểu, dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ chứa yếu tố ngoại.

Sính Mỹ, sính Nhật, sính Isarel là một ví dụ. Giãy nảy lên khi một tổ chức nước ngoài vận động chiến dịch ngăn chặn một tục lệ ở một làng nhỏ lẽ ra không ai quan tâm, là một ví dụ.


Chúng ta hay bị giật mình khi có bất cứ thứ gì viết về đất nước chúng ta bằng tiếng Anh. 10 đặc điểm của người Việt do một viện nghiên cứu xã hội học của Hoa Kỳ nào đó thực hiện cũng vậy. Tin sái cổ và lôi nó ra làm bằng chứng chửi nhau, phê phán nhau. Vấn đề không phải là đúng hay sai, mà là cái cách chúng ta vin vào "cái gì đó" từ nước ngoài nhận xét mình, tức là nó uy tín. Mặc dù chả ai biết Viện nghiên cứu kia ở đâu. Một lời bịa đặt có uy tín, chỉ vì nó đến từ bên ngoài quốc gia, và được viết bằng tiếng Anh.

Tâm thư của du học sinh Nhật nói về thói xấu người Việt cũng thế, không ai biết du học sinh đó là ai, nhưng chỉ cần biết vậy là đủ để lôi lên để chửi chính mình, chửi xung quanh. Cuối cùng, đó lại là tâm thư trong một chiến dịch truyền thông của một nhãn hàng cà phê không tiện nói tên.

Việc một nữ doanh nhân bị đuổi khỏi gian hàng công ty Đức trong một hội chợ tổ chức tại Hồng Kông, chỉ vì mang quốc tịch Việt Nam cũng thế. Thay vì chỉ trích phía gian hàng hội chợ làm ăn không đàng hoàng, phân biệt chủng tộc, ẩn ức pha lê làm chúng ta dễ vỡ, tự nghĩ mình thấp hèn và nhược tiểu, và lại tự chửi mình và chửi người xung quanh. Chỉ nhìn vào những thứ tệ hại rồi nói rằng đất nước đã đến bến bờ của sự tuyệt vọng.

Pha lê tỏa sáng lung linh nhưng có thể vỡ bất cứ lúc nào, đó đâu phải lòng tự hào, đó đơn giản là một ảo giác giả tạo để tự làm vui chính mình thì đúng hơn.

Người Việt Nam không có câu chuyện kể về một dân tộc. Chúng ta nói quá nhiều về lịch sử, nhưng bỏ qua hiện tại và càng không bận tâm đến tương lai. Bỏ qua hiện tại thì lấy đâu ra sự tự tin để mà tự hào.

Như vụ việc chém lợn gần đây nhất, kẻ dã man và tàn bạo không phải là những kẻ chém lợn, mà chính là những kẻ đăng những clip chém lợn lên, là những kẻ lan truyền những hình ảnh man rợ và máu me đó lên các trang mạng xã hội. Lợn vẫn chết nếu không có hội làng chém lợn, đó là một điều khẳng định. Những kẻ ngoại lai kia hiểu điều đó, nhưng họ có lẽ biết về ẩn ức pha lê của người Việt, và đã thành công khi làm dân mình xôn xao và lao đao, chỉ vì con lợn đã bị chết theo một cách khác thông thường.

Nhưng chúng ta không đủ tỉnh táo để nhìn nhận điều đó, rằng đăng một clip máu me lên Facebook để cổ động cho một chiến dịch đánh vào lòng tự trọng của một dân tộc, là một hành vi rất không đàng hoàng.

Hạ Hồng Việt/ Vietnamnet

Thăm dò ý kiến

Theo bạn có nên bỏ lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.