Bị "đầu độc" từ nước thải của khu công nghiệp Hòa Khánh

T rong khi các ngành chức năng của thành phố Đà Nẵng loay hoay tìm cách xử lý các điểm “nóng” về ô nhiễm, thì tình trạng ô nhiễm môi trường ở không ít vùng nông thôn ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và đời sống người dân.

Trongkhi các ngành chức năng của thành phố Đà Nẵng loay hoay tìm cách xử lý cácđiểm “nóng” về ô nhiễm, thì tình trạng ô nhiễm môi trường ở không ít vùngnông thôn ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và đời sống người dân. 

Sáng nay, Giám đốc Sở Tàinguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Điểu phải lên tận nơi để họpdân bàn chuyện xử lý vấn nạn ô nhiễm môi trường tại thôn Trung Sơn, xã HòaLiên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Bị "đầu độc" từ nước thải của khu công nghiệp Hòa Khánh
Người dân quanh năm chịu cảnh trắng tay vì mất mùa liên miên

Theo phản ánh nhiều năm quacủa người dân, nguồn nước nhiều nơi nhiễm phèn, hóa chất, thậm chí còn bịnhiễm lưu huỳnh do nước thải ở khu công nghiệp Hòa Khánh thải ra, rất dễ ngộđộc và gây ra một số bệnh nguy hiểm nhưng người dân vẫn phải sử dụng và hứngchịu.

Bà Lê Thị Nga, 64 tuổi, chobiết: “Nước múc từ giếng lên để một vài phút là thấy vàng khè, mùi tanh vàcặn bẩn, dù có bể lọc nhưng cũng không hết”. Mỗi ngày, bà Nga phải ra tậnđường cái mua hai thùng nước với giá 5.000 đồng để dùng. Anh Đàm QuangTuyên, 39 tuổi, bức xúc: “Nước như thế này uống vào rất lo. Ở đây, nhiềungười chết vì bệnh ung thư nên người dân rất lo lắng. Cả làng này mong cónước sạch để không đi mua nước mỗi ngày nữa”.

Hôm qua (4/7),sau khi không thể chịu nổi mùi hôi thối từ nước thải của khu công nghiệp HòaKhánh, người dân thôn Trung Sơn đã hợp lực dùng bao tải đầy cát lấp đầymiệng cống. Do không có lối thoát, “sản phẩm” này được di chuyển đến khu dâncư Hồng Phước, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, ngay lập tức hai bênđã có sự xô xát.

#

Theo Trưởng thônTrung Sơn, ông Võ Chí Thanh, hiện hơn 12 ha hoa màu, chủ yếu là lúa và raumuống bị chết đứng… khi hứng chịu những đợt “hồng thủy” từ khu công nghiệpnày. “Từ năm 2004, chúng tôi đã nhiều lần có đơn kiến nghị các cấp ngànhliên quan, nhưng lúc nào cũng nhận được câu trả lời sẽ xem xét và có biệnpháp khắc phục. Tuy nhiên, khắc phục chi mà gần chục năm nay không hề đoáihoài…”, ông Thanh nói. 

Sáng nay(5/7), ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN - MT thành phố cùng đoàn liên ngànhđã có cuộc họp khẩn với người dân thôn Trung sơn và tìm giải pháp khắc phục.Theo ông Điểu, trước mắt Sở sẽ giải quyết gấp dòng chảy trong chiều nay, tìmcho dòng chảy bị “ngộ độc” này một lối thoát chứ không để ứ đọng như thờigian qua. Ông Điểu hứa hỗ trợ kinh phí khai thông dòng chảy trong điều kiệncho phép của thành phố; đồng thời trong nay mai, sẽ thành lập đoàn kiểm tratoàn bộ diện tích bị hư hại từ 2007 đến nay, tìm hướng khắc phục trong thờigian sớm nhất.

Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng, hiện chỉ có 54% số dân nông thôn toàn thành phố được sử dụng nước sạch. Nhiều vùng như thôn Phong Nam (xã Hòa Châu), khu tái định cư ở xã Hòa Phong, thôn Trung Sơn 1 (xã Hòa Liên)... phải sử dụng nước nhiễm phèn, nhiễm chì khá cao, gây ra một số bệnh làm người dân rất lo lắng. 

Cách đây chưa lâu, trước sự kiến nghị của bà con trực tiếp bị ảnh hưởng bởi nước thải bẩn từ Khu công nghiệp Hoà Khánh, Sở TN-MT tiến hành thị sát hiện trường và lấy mẫu nước thải để kiểm tra. Kết quả là nguồn nước thải bị ô nhiễm vượt quá mức độ cho phép nhiều lần.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra mức độ nhiễm bẩn của nước thải thì tình hình vẫn không có gì thay đổi. Nước thải từ Khu công nghiệp Hoà Khánh vẫn thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, những người dân thôn Trung Sơn vẫn tiếp tục chịu cảnh bị nguồn nước thải bẩn tàn phá. 

Theo  Lê Xuân
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.