Bình Dương: Khu xử lý rác gây ô nhiễm môi trường

Xí nghiệp không có khả năng xử lý gần 8.000 tấn chất thải rắn nguy hại đã thu gom về bãi rác đang đốt lộ thiên.

Ngày 18/6, tỉnh Bình Dương thành lập đoàn giámsát, kiểm tra Xí nghiệp xử lý chất thải thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương và đã phát hiện được nhiều bấtcập đáng báo động về việc thu gom, xử chất thải ở xí nghiệp này.

Xí nghiệp không có khả năng xử lý gần 8.000 tấn chấtthải rắn nguy hại đã thu gom về bãi rác đang đốt lộ thiên.

Bình Dương: Khu xử lý rác gây ô nhiễm môi trường
Ảnh minh họa

Thêm vào đó 41.000m3 nước rỉ rácđang chứa trong hồ có nguy cơ tràn ra môi trường trong mùa mưa này. Chưa hết,15.500 tấn sữa hết đát cần tiêu hủy còn dở dang đang là thách thức lớn về môitrường ở Bình Dương.

Theo Đại tá Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, thành viên đoàn giámsát kiểm tra, tại Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương thuộc Xí nghiệp xử lýchất thải của Công ty Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương hầu hết đang ở mứcbáo động nghiêm trọng.

Trong đó nguy hiểm nhất là rác thải, nước thải nguy hại đã thu gom về với khốilượng rất lớn, nhưng Xí nghiệp xử lý chất thải không đủ khả năng xử lý. Các chấtthải được Xí nghiệp xử lý một cách quá thô sơ trong khi phải cần máy móc, hệthống xử lý đúng tiêu chuẩn.

Ngoài việc xử lý chất thải trong tỉnh, Xí nghiệp còn ký chục hợp đồng thu gom,xử lý rác thải nguy hại lên đến hàng chục ngàn tấn từ các tỉnh Bình Phước, ĐồngNai, Thành phố Hồ Chí Minh…

Qua thực tế khảo sát, các thành viên trong đoàn giám sát, kiểm tra đều nhất trícho rằng năng lực xử lý hiện nay của Xí nghiệp không thể giải quyết hết lượngchất thải đã gom về, phải mất nhiều năm mới xử lý xong.

Hiện tại, Xí nghiệp có hai lò đốt rác với công suất chỉ có thể xử lý hơn 20tấn/ngày đêm, trong khi lượng chất thải tồn đọng là gần 8.000 tấn chất thải rắnnguy hại, chưa tính 15.500 tấn sữa...

Hồ chứa nước rỉ rác hiện chỉ chứa trên 401.000 m3 và công suất khoảng 400m3/ngày, Xí nghiệp phải mất 400 ngày mới xử lý hết. Thế nhưng, hàng ngày hồ chứanước rỉ rác tiếp tục nhận thêm hàng chục m3 nước thải không chỉ ở bãi rác mà cònthu gom về từ các nhà máy sản xuất đã ký hợp đồng.

Chỉ tính tháng Giêng năm nay, Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương thu gom vềhơn 1.000 tấn chất thải rắn nguy hại, nhưng công suất xử lý đạt hơn 250 tấn. Cònlại 750 tấn rác đã đi về đâu?

Qua kiểm tra hầu hết chất thải nguy hại chôn lấp chung với rác thải sinh hoạtnhư vụ chôn 5.000 tấn sữa. Thậm chí một bãi chất thải nguy hại lên đến gần 8.000tấn không đủ khả năng xử lý, đã đổ trong lô cao su mà Xí nghiệp này đang đốtcháy nham nhở.

Bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết sau khithanh tra Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương, mọi hệ thống đều quá tải tầmtrọng.

Tổng cục Môi trường cũng đã yêu cầu xí nghiệp ngừng ngay việc tiếp nhập chấtthải, nước thải nguy hại; đồng thời tiến hành thanh lý các hợp đồng đã ký kếtvới các doanh nghiệp trong việc thu gom xử lý chất thải.

Kết luận tại buổi làm việc, bà Trần Thị Kim Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dântỉnh Bình Dương yêu cầu Xí nghiệp nghiêm túc khắc phục các yêu cầu của ngànhchức năng như việc xả nước thải chưa đạt chuẩn, chôn lấp chất thải rắn nguy hạichưa đúng quy trình, khắc phục việc thải khí thải độc hại ra môi trường xungquanh.

Tỉnh Bình Dương cũng yêu cầu Xí nghiệp không ký thêm bất kỳ hợp đồng xử lý chấtthải nguy hại nào, ngưng ngay việc tiếp nhận xử lý nước thải của các doanhnghiệp để tập trung xử lý khối lượng rác thải cũng như nước rỉ rác còn tồn độngquá lớn của Xí nghiệp.

TheoDương Chí Tưởng
TTXVN/Vietnam+



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.