Ca tử vong thứ hai do amip ăn não: Ngành y tế “bó tay” nguyên nhân

Không tiếp xúc với nguồn nước ao hồ nhưng kết quả xét nghiệm mô não khẳng định, bệnh nhân tử vong là do amip ăn não naegleria fowleri gây nên. Nguồn lây nhiễm amip từ đâu, đang là câu hỏi khó đối với ngành y tế.

 Không tiếp xúc với nguồn nước ao hồ nhưng kết quả xét nghiệm mô não khẳng định, bệnh nhân tử vong là do amip ăn não naegleria fowleri gây nên. Nguồn lây nhiễm amip từ đâu, đang là câu hỏi khó đối với ngành y tế.

Ít ngày sau kết luận của Bộ Y tế về trường hợp tử vong thứ 2 do bị amip ăn não người tấn công, Sở y tế TPHCM đã chính thức công bố về trường hợp này. BS Nguyễn Hoài Nam, Trưởng phòng nghiệp vụ y Sở  Y tế TPHCM, cho biết, bệnh nhi tử vong là Lý Tài Tiền (SN: 2006, ngụ tại Tân Đông Hòa, Bình Trị Đông, Bình Tân).


Hình ảnh amip ăn não được tìm thấy trong dịch não tủy của hai ca tử vong

Theo thông tin từ gia đình, bé Tài Tiền có tiền căn xuất huyết não sau sinh, bị bệnh động kinh gây chậm phát triển tâm thần vận động. Việc ăn uống tắm rửa cho bệnh nhi hàng ngày sử dụng từ nguồn nước máy do thành phố cung cấp và hoàn toàn không có tình trạng bị sặc nước trước đó. Hai ngày trước khi nhập viện, bệnh nhi bị sốt nên người việc đã mua thuốc hạ sốt cho uống nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm nên được chuyển đến bệnh viện quận 6 và tử vong vào ngày 12/8.

Kết quả giải phẫu tử thi tại Trung tâm Pháp y và xét nghiệm PCR mô não ở BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho thấy, bệnh nhi bị viêm não do amip ăn não (naegleria fowleri). Tuy nhiên,  Phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TPHCM chưa khẳng định amip ăn não là nguyên nhân dẫn đến ca tử vong của bé Tài Tiền vì chưa thể xác định được nguồn lây của bệnh.

Theo BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc trung tâm Y tế dự phòng thành phố, các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng amip “ăn não người” sống trong môi trường nước và xâm nhập vào cơ thể người lên não qua đường mũi hoặc vòm họng.

Tuy nhiên, bệnh nhân đã nằm một chỗ nhiều năm qua nên hoàn toàn không tiếp xúc với nước ao hồ sông suối. Nguyên nhân ăn uống nước sinh hoạt không đảm bảo cũng bị loại trừ vì amip ăn não chỉ xâm nhập vào đường mũi hoặc vò họng khi bị sặc một lượng nước lớn. Nguồn lây nhiễm amip ăn não người ở bệnh nhi nằm một chỗ từ đâu mà có đang là câu hỏi khó, ngành y tế chưa tìm được lời giải. 

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.