Cận cảnh một buổi "đi chợ hộ" của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách

Trong những ngày TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, lực lượng bộ đội, cán bộ, giáo viên,... cùng nhau đi chợ giúp người dân yên tâm ở nhà chống dịch.

Nhằm đảm bảo cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho người dân những ngày thành phố giãn cách xã hội, Trung tâm Văn hóa quận 5, nằm trên đường Trần Hưng Đạo đã được chuyển đổi thành siêu thị "dã chiến" với khuôn viên rộng gần 4,7 ha.

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-1

Siêu thị "dã chiến" tại Trung tâm Văn hóa quận 5

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-2Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-3

Nơi cung ứng đầy đủ lương thực thực phẩm

Hiện siêu thị đang có hơn 80 mã hàng hóa đa dạng. Trong đó, có các mặt hàng từ thực phẩm thiết yếu như gạo, rau, thịt, trứng, sữa, cá, gia vị đến các loại thực phẩm đóng gói sẵn, thịt đông, cá khô… Tất cả đều gói gọn trong một siêu thị "dã chiến" thu nhỏ. Mỗi ngày tại đây đều được cung cấp đầy đủ các mặt hàng rau củ tươi từ Đà Lạt, Củ Chi,…

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-4Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-5Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-6Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-7

Những "người đi chợ hộ" tại đây là những cán bộ, viên chức, người lao động trên địa bàn quận phân chia nhau các nhiệm vụ khác nhau như phân loại các mặt hàng, lên đơn, thu ngân và có riêng đội ngũ shipper giao hàng đến tận tay người dân tại nhà

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-8Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-9Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-10

Sau khi đặt hàng thành công, người dân sẽ được gọi điện xác nhận cũng như thông báo về tình trạng, số lượng và thời gian dự kiến giao hàng.

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-11Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-12Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-13Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-14Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-15

Những "người đi chợ hộ" tại đây là những cán bộ, viên chức, người lao động trên địa bàn quận phân chia các nhiệm vụ khác nhau

Từ ngày thành phố siết chặt giãn cách xã hội, số lượng đơn hàng tăng cao, trung bình mỗi ngày người phụ trách đi chợ hộ phải xử lý từ 300 - 350 cuộc gọi, tương đương 300 - 350 đơn hàng.

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-16

Số lượng đơn hàng tăng cao trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-17

Thầy Trần Trọng Tuyến (THCS Trần Bội Cơ, Q.5) và thầy Trần Mạnh Kha (THCS Ba Đình, Q.5) đang tất bật bỏ hàng vào từng bọc, hỗ trợ mọi người gom hàng. Mặc dù chưa bao giờ làm công việc này nhưng cả hai bắt nhịp rất nhanh với công việc

Tại một siêu thị dã chiến mini khác tại quận 1, không có nhân viên bán hàng, người đi chợ hộ tự chọn hàng hóa, tự thanh toán và bỏ tiền vào hộp để tránh tiếp xúc. Các mặt hàng ở đây được đóng gói thành các combo rau rủ, thịt.

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-18

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-19

Siêu thị "dã chiến" mini không người bán tại quận 1

Tại đây hiện đang có 7 combo khác nhau với giá các combo dao động từ 120.000 đến 360.000 đồng. Khi đã chọn xong các mặt hàng, người mua đến quầy tính tiền và đưa sản phẩm lên camera để nhân viên quan sát và báo giá.

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-20

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-21

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-22

Các chiến sĩ bộ đội đi chợ hộ người dân

Người mua hàng quan sát nhân viên tính tiền qua màn hình và thanh toán. Trung tâm điều khiển được đặt cách đó hơn 10m, nhân viên chia ca làm việc qua 2 màn hình kết nối camera.

Cận cảnh một buổi đi chợ hộ của bộ đội, giáo viên... tại các siêu thị dã chiến ở TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách-23

Cửa hàng không người bán tại quận Bình Thạnh

Cửa hàng hoạt động từ 8h sáng đến 17h chiều hằng ngày. Hiện tại, có 2 cửa hàng không người bán đặt tại số 169 Cô Bắc, quận 1 và 79 Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh.

Theo Tổ quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://toquoc.vn/can-canh-mot-buoi-di-cho-ho-cua-bo-doi-giao-vien-tai-cac-sieu-thi-da-chien-o-tphcm-trong-thoi-gian-siet-chat-gian-cach-22021278163811927.htm

thực phẩm


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.