Cậu bé 11 tuổi đi bộ bán bánh để hai em được đến trường

"Tôi nhìn nó tội nghiệp nên mua hàng. Nắng nó cũng đi, mưa cũng đi. Nhìn nó mang giỏ hàng nặng nhọc lắm, mùa mưa ướt như chuột lột, mùa nắng thì mồ hôi mồ kê như tắm"

"Tôi nhìn nó tội nghiệp nên mua hàng. Nắng nó cũng đi, mưa cũng đi. Nhìn nó mang giỏ hàng nặng nhọc lắm, mùa mưa ướt như chuột lột, mùa nắng thì mồ hôi mồ kê như tắm", chị K., chủ quán cà phê cho biết.

Hằng ngày, trên các tuyến đường từ Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Nghi, Quang Trung, Lê Quang Định, Nguyễn Bỉnh Khiêm... tại TP.HCM, hình ảnh một cậu bé bán hàngđi từ sáng đến chiều không còn là cảnh tượng xa lạ với người dân trong khu vực. Cậu bé tay ôm két bia cùng hàng hóa bước từng bước nặng nhọc. Trên két bia chất từng đống bánh quá cao người làm rất nhiều người chứng kiến thương cảm.

Chị Thanh, chủ quán cà phê M. K trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Gò Vấp cho chúng tôi biết: "Thằng bé đã đi bán cách đây vài năm. Nó lanh lợi lắm. Nó đi mệt thì vào quán ngồi nghỉ, xem tivi tí rồi đi tiếp. Ai cho gì nó cũng ăn hết. Mấy người khách uống cà phê thấy tội hay mua đồ giúp. Nó cảm ơn lễ phép. Một số người tốt bụng hay cho nó tiền và thường kêu cho nó chai nước suối”.

Cậu bé 11 tuổi đi bộ bán bánh để hai em được đến trường - 1

Cậu bé vào ngồi nghỉ xem tivi.

Qua trao đổi, cậu bé cho biết tên là Nguyễn Lít. Năm nay Lít được 11 tuổi. Gia đình Lít có tất cả 8 người. Lít có 2 người anh trai và 3 đứa em nhỏ. Ba anh em lớn thì chẳng ai được học hành vì ba mẹ không có tiền và phải đi bán bánh hằng ngày để phụ giúp gia đình. Nhưng Lít khẳng định là em biết chữ vì ba cậu ban ngày chạy xe ôm, ban đêm vẫn dành thời gian để dạy con biết đọc, biết viết.

Cũng giống như Lít, ba anh em Lít phải thức dậy từ sáng sớm để đi bán hàng. Hằng ngày mẹ đều nấu mì gói cho 3 anh em cậu ăn rồi chia cho mỗi người một giỏ hàng để mang đi bán. Ba cậu chạy xe ôm ở khu vực chợ Hạnh Thông Tây, còn mẹ cậu thì ở nhà làm bánh cho con đi bán.

Công việc của Lít hàng ngày thức dậy vào lúc khoảng 7h sáng. Xuất phát từ nhà, men theo các con đường mà mình chỉ nhớ đường, Lít đi vậy từ sáng đến chiều. Buổi trưa Lít vào các quán hàng cơm ở khu vực đầu đường Phạm Văn Đồng để ăn cơm. Ăn xong nghỉ mệt tí phải đi tiếp. Lít vừa đi vừa rao, bán đến khi hết hàng hay chập choạng tối mới tìm đường về nhà.

Chị Minh (Chủ quán cơm nơi Lịch ăn) xúc động cho biết: "Cứ tầm khoảng 1 giờ chiều là thằng bé lại đến đây ăn cơm. Có hôm nó ăn hết đĩa còn có hôm không, tôi thấy nó tội lắm. Mới bé tí tuổi đầu mà phải đi bán buôn ngoài đường”.

Ngồi trò chuyện với chúng tôi, thằng bé chỉ mới 11 tuổi nhưng nói năng lanh lợi và lễ phép. Khi chúng tôi kêu cho Lít 1 chai nước giải khát thì Lít không dám uống, vì bảo không có tiền. Đến khi nghe chúng tôi sẽ trả tiền, Lít mới uống liền mấy hơi vì khát.

Cậu bé 11 tuổi đi bộ bán bánh để hai em được đến trường - 2

Niềm vui trên khuôn mặt đứa trẻ

Nhìn cậu bé đang tuổi măng non, phải cơ cực mưu sinh, ai chứng kiến cũng không khỏi xót xa chạnh lòng.

Chị K, một khách hàng quen thuộc của Lít tâm sự: “Tôi thường nhìn nó tội nghiệp nên mua hàng. N nắng nó đi, mưa cũng đi. Nhìn bé mang giỏ hàng nặng nhọc lắm, mùa mưa ướt như chuột lột, mùa nắng thì mồ hôi vãi như tắm”.

“Cháu chỉ biết đường đi, chứ không thể biết tên đường. Cháu cũng không nhớ là cháu đi bao nhiêu xa nữa. Cháu chỉ biết đi theo mấy con đường quen quen.

Nói về hành trình đi bán đầy đắng cay của mình, Lít cho hay, đã có rất nhiều lần phải đối diện với những trường hợp dở khóc dở cười.

“Lúc trước người ta mua thiếu cháu cũng bán, nhưng bây giờ cháu không dám bán nữa, mẹ cháu la. Có lần cháu bán, người ta đưa tiền giả. Lần khác, cháu bán xong, mấy anh bảo đợi về nhà lấy tiền, rồi cháu đợi từ sáng tới chiều cũng không ra. Trời tối cháu mới dám về, vì sợ ba mẹ mắng”.

Đến nhà trao đổi với bố mẹ Lít, càng thấy thương cho hoàn cảnh của em hơn. Ông Nguyễn Văn Sinh Sơn (47 tuổi, ba Lít) cho biết thêm, hằng ngày tôi chạy xe ôm ở khu vực Gò Vấp. Gia đình đông con, mẹ Lít lại không thể đi làm nên không đủ ăn, đành để mấy đứa nhỏ đi bán. Con nhỏ phải mưu sinh tôi cũng xót lòng lắm, nhưng vì hoàn cảnh nên không thể khác hơn".

Nhìn cháu bé ngồi mắt nhìn thẳng vào màn hình tivi để theo dõi những bộ phim hành động, chúng tôi lại thấy chạnh lòng. Sài Gòn còn quá nhiều những mảnh đời bất hạnh. Tương lai nào đang đợi những đứa trẻ không được học hành này đây...

Theo Kỳ Phương (Khám Phá)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.