Câu chuyện về người phụ nữ viết cổ tích giữa đời thường

Nhìn khuôn mặt lém lỉnh, ánh mắt tự tin, nụ cười yêu đời của cậu bé 3 tuổi trong những bức ảnh ấy, nhiều người nghĩ rằng, chỉ có điều kỳ diệu như chuyện cổ tích mới khiến một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở vườn hoang, bị động vật gặm mất một chân và bộ phận sinh dục có thể sống khỏe mạnh, hòa nhập cộng đồng nhanh đến thế.

Những ngày đầu năm 2010,cuốn lịch bàn mang tên “Một ngày của Nhân” đã được phát hành để dành tặngcho “chú lính chì dũng cảm” Phùng Thiện Nhân. 12 tháng trong cuốn lịch là 12tấm ảnh chụp các hoạt động sinh hoạt của Thiện Nhân trong một ngày: Tớitrường, học tập, giờ ăn trưa, chơi với bạn, chơi công viên, đánh răng, đingủ…

Nhìn khuôn mặt lém lỉnh, ánhmắt tự tin, nụ cười yêu đời của cậu bé 3 tuổi trong những bức ảnh ấy, nhiềungười nghĩ rằng, chỉ có điều kỳ diệu như chuyện cổ tích mới khiến một đứatrẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở vườn hoang, bị động vật gặm mất một chân và bộ phậnsinh dục có thể sống khỏe mạnh, hòa nhập cộng đồng nhanh đến thế.

Nhưng nếu dõi theo từng bướcđi của Thiện Nhân từ khi được tìm thấy trong khu vườn hoang đến ngày hôm naymới thấy, người làm nên điều kỳ diệu cho cuộc sống của cậu bé lại chính làmột người phụ nữ bình thường, với tấm lòng nhân hậu và giàu tình thương củangười mẹ đã đón Nhân về với tổ ấm của gia đình mình. Đó là chị Trần Mai Anh.

Câu chuyện về người phụ nữ viết cổ tích giữa đời thường

Khi đọc thông tin trên báo vềtrường hợp của cháu bé Thiện Nhân, chị Mai Anh đã cùng một vài người bạn vàoQuảng Nam thăm cháu. Chứng kiến cảnh cháu lết chân tay bò khắp nhà để tìmthức ăn, mặt mũi lem luốc, niềm khao khát được làm người mẹ chăm lo cho cháuđã khiến chị có một quyết định nhẹ tênh không cần nghĩ ngợi, đó là nhận béNhân về nuôi dưỡng.

Mẹ chồng, mẹ đẻ và đặc biệtlà chồng chị - anh Phùng Quang Nghinh cũng đã ủng hộ chị. Anh Nghinh chínhlà người đưa Thiện Nhân ra khỏi ngôi nhà nghèo khó, ra khỏi khu vườn mà cậubé đã trải qua sự đau đớn về thể xác và tinh thần để đến với một tổ ấm mớiluôn ngập tràn tình yêu thương của ông bà, bố mẹ và anh em trong gia đình.Hơn thế, hai năm qua, họ đã và đang dồn sức bù đắp để giữ tròn đầy cho thânthể cháu.

Chỉ từ năm 2008-2009, ThiệnNhân đã được mẹ Mai Anh và bố Nghinh đưa đến 13 bệnh viện, trong đó có 8bệnh viện ở Việt Nam, 3 bệnh viện ở Thái Lan và 2 bệnh viện ở Mỹ để kiếm tìmmột địa chỉ có khả năng chữa được tổng thể bệnh của Nhân (xương khớp, tiếtniệu, trị bệnh và tâm lý) bằng bất cứ giá nào.

Nhờ những liên hệ từ bạn bè,từ những người quan tâm đến Thiện Nhân trên khắp thế giới, cậu bé đã đượcđưa sang Mỹ tìm hướng điều trị. Để đến được với nước Mỹ trong hành trìnhchữa bệnh này quả là một câu chuyện dài nhiều nỗi đau và biết bao sự yêuthương.

Bay chuyến bay Hà Nội -Taipei- Seatle - Boston để đến Bệnh viện New Hamsphire phẫu thuật đường tiếtniệu. Bay chuyến bay Boston - Chicago để điều trị chân. Sau chuyến đi ấy trởvề, Thiện Nhân đã có thể đi tiểu được và lắp chân giả.

Câu chuyện về người phụ nữ viết cổ tích giữa đời thường

Mỗi chuyến bay đưa con ranước ngoài chữa bệnh là mỗi lần mẹ Mai Anh và gia đình hy vọng cậu bé sẽđược phẫu thuật để đến trường vào năm 6 tuổi giống như bạn bè cùng tranglứa. Nhưng mới đây, cái kết quả xét nghiệm không ai muốn đã về tới gia đìnhNhân: Không có dấu hiệu hoạt động của cả hai tinh hoàn. Vậy là, "chú línhchì" sẽ phải chờ đến năm 9 tuổi mới phẫu thuật và cấy ghép được. Sự chờ đợivà hy vọng lại bắt đầu...

Dang tay che chở cho một đứatrẻ bị bỏ rơi đã là cao cả. Ôm đứa trẻ tật nguyền vào lòng, nâng niu và làmhết sức mình, mang cả gia sản của mình ra để chữa trị cho bé được lành lặn…Tình yêu mà mẹ Mai Anh dành cho “chú lính chì” thật không gì đo đếm được.

Đáng khâm phục hơn là NGƯỜIPHỤ NỮ BÉ NHỎ ấy không phải là một thương gia hay có một cuộc sống giàu có,lại cũng không phải là vì hiếm muộn mà nhận con nuôi. Chị và chồng mình chỉlà những phóng viên, biên tập viên bình thường. Trước khi có bé Phùng ThiệnNhân, mẹ Mai Anh (biên tập viên tạp chí Heritage) và bố Phùng Quang Nghinh(BTV Đài Tiếng nói Việt Nam) đã có 2 cậu con trai kháu khỉnh.

Câu chuyện về người phụ nữ viết cổ tích giữa đời thường

Chăm một đứa con nhỏ đã vấtvả, chăm 3 đứa trẻ, lại là 3 con trai sàn sàn tuổi nhau, nỗi vất vả, mệtnhọc tăng lên gấp nhiều lần. Vậy mà bạn bè và những người thân, gần gũi vớiMai Anh chưa một lần thấy chị kêu ca mệt nhọc vì có một đứa con tật nguyềnnhư Thiện Nhân.

Nhìn cách mà Mai Anh chuẩn bị cho bé Phùng ThiệnNhân tới trường mỗi ngày, những người bạn biếtchị từ ngày nhỉnh hơn “Chú lính chì” chút xíulại nhớ tới hình ảnh cô bé Mai Anh nhỏ nhất lớpđứng khóc ngậm ngùi thương cây bàng nơi góc sântrường vừa bị đổ ngã sau cơn mưa hơn 20 nămtrước.

Để rồi nghiệm ra rằng, trong cuộc đờinày, vẫn có những con người giàu lòng nhân ái,vẫn có những con người sống với nhau không vôcảm, sống mà luôn hướng tới chữ THIỆN, chữNHÂN.   

Theo Câu chuyện về người phụ nữ viết cổ tích giữa đời thường



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.