"Choáng, sốc" với những câu xét hỏi của... "quan tòa"

Văn hóa pháp đình là vấn đề không mới, nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện nhiều vụ việc cho thấy câu chuyện này đã trở nên “khổ lắm, nói mãi...” và rất đáng báo động.

Văn hóa pháp đình là vấn đề không mới, nhưng thời gian gần đây lại xuất hiệnnhiều vụ việc cho thấy câu chuyện này đã trở nên “khổ lắm, nói mãi...” và rấtđáng báo động.

Thậm chí, một tòa án cấp quận tại TP.HCM mớiđây khi đăng cai hội thảo mổ xẻ “văn hóa pháp đình” đã thu hút sự tham gia củađông đảo các chuyên gia, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư...

Một cánbộ trong ngành tư pháp kể một câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, trong mộtphiên tòa hình sự khi bị cáo trình bày loanh quanh, vị thẩm phán chủ tọa đã hét:“Câm ngay”. Tuy không trực tiếp chứng kiến cảnh ấy, nhưng có lần chúng tôi đãphải sửng sốt vì vị chủ tọa ở một phiên xử của tòa án cấp huyện tại TP.HCM “mời”kiểm sát viên xét hỏi bằng câu: “Ê, tới phần của mày rồi đó”.

“Mất thời gian lắm”

Một cảnhthường gặp, trong cùng một buổi, hội đồng xét xử (HĐXX) có thể đưa từ 3 đến 5 vụán ra xét xử, nên thông thường đểtiết kiệm thời gian phần thủ tục được làm chung cho tất cả các vụ án. Vàkhi xử đến vụ án nào, vị chủ tọa chỉ hỏi lại: “Có yêu cầu thay đổi ai trong HĐXXkhông”? Nếu không có yêu cầu gì thì “nhập đề” luôn phần xét hỏi.

"Choáng, sốc" với những câu xét hỏi của... "quan tòa"
Ảnh minh họa

Nhưng rồi người điều khiển phiên tòa cũng gặp phải một cảnhtrớ trêu, nên phải... đôi co với bị cáo. Hôm đó, đến vụ án thứ hai, vừa nghe vịchủ tọa nói: “Lúc đầu giờ tôi đã phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, khỏi cầnnói lại nhé. Bị cáo có muốn thay đổi ai trong HĐXX không?”. Bị cáo Nguyễn HoàngTrung tròn mắt: “Gì ạ, bị cáo quên hết cả rồi”. Chủ tọa bực: “Có chắc phải nóilại không, mất thời gian lắm”. Bị cáo gãi đầu, ậm ừ: “Bị cáo...”. “Thế bị cáochưa rõ chỗ nào, tòa nói lại chỗ đó?”. Bị cáo lí nhí: “Dạ... thôi tòa cứ nói đạiđi, bị cáo biết gì mà hỏi?”. Vị chủ tọa cau có: “Mất thời gian với bị cáo quá,để tòa phổ biến lại từ đầu”.
 
Mới đây, tại một phiên xử hình sự diễn ra ở Tòa phúc thẩm TAND tối cao tạiTP.HCM xét kháng cáo kêu oan của một bị cáo phạm tội giết người, một cảnh tượngđã khiến người dự khán khó tin được. Trong khi vị chủ tọa đưa ra chứng cứ chothấy bị cáo cầm dao đâm, thì vị thẩm phán ngồi cạnh, từ đầu phiên xử đã ngửa cổtựa đầu ra thành ghế, bỗng bật dậy gắt: “Cãi gì nữa”. Xong ông đập đập tay lênchồng hồ sơ nói: “Chứng cứ rành rành thế này mà còn cãi. Về chỗ đi. Loanh quanhchối tội...”. Nghe như vậy bị cáo tiu ngỉu, nhưng rõ ràng trên gương mặt tỏ vẻkhông phục.

Hômkhác, tại phòng xử A cũng của tòa này, người dự khán cũng chứng kiến một vị thẩmphán thuyết phục bị cáo ngay khi vừa mở phiên tòa: “Chứng cứ rõ ràng rồi, khángcáo cũng vậy thôi”. Lúc này, các luật sư phía dưới chỉ biết nhìn nhau to nhỏ “ánchưa xử mà đã biết kháng cáo “cũng vậy”, bó tay”.

“Tuổi này ai lại đi ăn trộm”

Còn nhớmột vụ án, bị cáo nữ bị truy tố về tội “lừa đảo” do sau khi ngã giá, nhận tiềnbán dâm xong, bị cáo lợi dụng sơ hở “chuồn”. Không may lần đó gặp phải một kháchhàng không vừa, anh này bỏ thời gian tìm bị cáo ở nhiều điểm thường tụ tập gáibán dâm và “tóm” được bị cáo nộp công an.

Trongphần xét hỏi vị hội thẩm nhân dân nói: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhậntiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn nhưthế là mất uy tín...”. Hôm ấy không riêng gì người dự phiên tòa, ngay cả cácthành viên khác trong HĐXX dường như cũng cố nhịn để không bật cười.

Lầnkhác, tại một phiên tòa xử vụ án gây rối trật tự công cộng của một TAND huyện,vị hội thẩm nhân dân cao giọng hỏi một bị cáo: “Khi tham gia gây rối có đem theodao không?”. Bị cáo lí nhí thưa: “Dạ có”. Vị này hỏi tiếp: “Đem theo dao saokhông đâm?”. Bị cáo chỉ biết ngơ ngác nhìn tòa, miệng ú ớ không biết nói gì.

Tại mộtphiên tòa xét xử vụ án trộm cắp, một vị hội thẩm nhân dân cũng hỏi bị cáo:“Trước khi đi ăn trộm, bị cáo có ghé nhà ai không?”. Bị cáo khai: “Dạ có, bị cáoghé nhà ông nội của bị cáo chơi”. “Sao không ghé nhà ông ngoại?”. Bị cáo nhìnquanh rồi thưa: “Bị cáo không biết ạ”.

Lầnkhác, một vị hội thẩm nhân dân khi tham gia xét hỏi cũng đặt vấn đề: “Bị cáo baonhiêu tuổi?”. “Dạ, 16 tuổi”. “Tuổi này là tuổi đi học, đến trường. Ai lại đi ăntrộm”. Bị cáo ngơ ngẩn hỏi: “Vậy, mấy tuổi mới đi ăn trộm được ạ?”...

Theo mộtsố chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, cách xét hỏi theo kiểu quy buộc hoặc kiểuquát nạt làm cho bị cáo có cảm giác HĐXX thiên vị, ác cảm, mất đi tính dân chủtại phiên tòa.

Con nghiện, con bạc...
Ông Nguyễn Hồng Sơn (Trưởng phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm hình sự - Viện KSND TP.HCM) cũng đưa ra một dẫn chứng mà ông từng chứng kiến. Đó là một phiên xử dân sự, khi đương sự cứ nói miên man không đi vào trọng tâm, vị chủ tọa đã ví von: “Nói dài như trâu đái”. Có thẩm phán hôm trước nhậu say, hôm sau ra phiên tòa còn nồng nặc mùi rượu, mặt đỏ lừ, gắt gỏng.
 
Ông Sơn cho biết, cách đây không lâu ông phải làm kiến nghị gửi chánh án TAND một huyện tại TP.HCM, vì trong khi kiểm sát một bản án, ông phát hiện dùng tới hơn 20 từ “y, thị, hắn...”. Theo ông Sơn, cách dùng những từ này hay “con nghiện, con bạc...” thể hiện văn hóa của những người tiến hành tố tụng còn hạn chế và bản án phát hành ra không nghiêm.

 
TheoThanh Niên


Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.