Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: "Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được"

Anh Thành một mực cho biết, anh không thể nào giao con cho chị Hạnh vì người vợ cũ có vấn đề về thần kinh và có biểu hiện không được bình thường.

Sau hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, dù Thi hành án dân sự TP. Biên Hòa nhiều lần tiến hành cưỡng chế bàn giao bé trai (SN 2016) cho chị Hạnh nhưng không thành bởi vấp phải sự phản đối, quyết không giao con từ phía người chồng.


Chồng bất chấp tòa án, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: “Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được”

"Nếu cô ấy bình thường, tôi sẽ giao con"

Liên quan đến vụ chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1982, ngụ xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc) suốt hơn 1 năm chạy đi cầu cứu khắp nơi, mong giành lại quyền nuôi con của mình sau khi bị gia đình chồng không cho tiếp xúc với con trai từ lúc 7 tháng tuổi.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 2.

Anh Thành cho biết, sẽ không giao con cho chị Hạnh vì sợ đứa bé bị nguy hiểm?

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 3.

Chị Hạnh hiện đang sinh sống dưới nhà mẹ ruột để chờ ngày gặp lại con trai.

Ngày 1-11, chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Ngọc Thành (SN 1978, ngụ phường Long Bình, TP.Biên Hòa, chồng cũ của chị Hạnh) để tìm hiểu câu chuyện. Tại đây, anh Thành một mực cho biết, anh không thể nào giao con cho chị Hạnh vì người vợ cũ có vấn đề về thần kinh và có biểu hiện không được bình thường.

Theo đó, anh Thành kể từ lúc kết hôn, chị Hạnh và anh cùng bố mẹ chồng thường có những xích mích, đến khi chị Hạnh mang thai được 2 tháng tuổi thì tính khí càng trở nên khó chịu hơn.

"Lúc nổi cơn, cô ấy cứ đấm vào bụng có thai nhi bảo đấm cho chết", anh Thành nói. Vì mâu thuẫn mỗi lúc một lớn nên khi mang bầu đến tháng thứ 6, chị Hạnh đã chuyển về phía bố mẹ ruột ở Xuân Lộc để sinh con. Đến khi chị Hạnh sinh con tại bệnh viện, anh Thành có đến chăm sóc, sau một tháng thì đón cả hai mẹ con về lại TP.Biên Hòa để sinh sống.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 4.

Anh Thành cho biết, chị Hạnh không được tỉnh táo, nhắn tin, gọi điện cho anh rất nhiều lần với nội dung không bình thường.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 5.

Bé trai lúc 5 tháng tuổi, những hình ảnh của con trai mà chị Hạnh còn lưu giữ lại được.

"Cô ấy không yêu thương, chăm sóc con mà còn hành hạ đứa bé. Có hôm, cô ấy ôm con đầu trần đi giữa trời mưa, lúc thì bỏ con dưới vũng nước trước cổng nhà ông bà nội để cố tình cho ông bà thấy", anh Thành kể lại.

Cũng theo anh Thành, sau khi chị Hạnh làm đơn ra tòa xin ly hôn và giành quyền nuôi con, anh Thành cũng đã trình bày với tòa về những biểu hiện bất thường của chị Hạnh. Tuy nhiên, cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, TAND TP.Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai đều trao quyền nuôi con cho chị Hạnh bởi xác định, chị Hạnh là người bình thường, có thu nhập ổn định, bé trai còn quá nhỏ rất cần tình thương, sự chăm sóc của mẹ nên đã trao quyền nuôi con.

"Tôi cảm thấy không phục hai bản án đó và không thể nào giao con cho cô Hạnh bởi cô ấy thần kinh. Tòa án chỉ coi cái lý chứ không thấy cái tình. Nếu cô ấy bình thường tôi sẽ giao con", anh Thành bày tỏ.

Mặc dù đã 3 lần, Thi hành án dân sự TP.Biên Hòa tiến hành cưỡng chế, buộc anh Thành phải giao con cho chị Hạnh theo đúng như bản án phúc thẩm đã tuyên nhưng anh Thành đều không hợp tác.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 6.

Anh Thành cho biết, vì thương con, dù tòa có tuyên cho mẹ được nuôi nhưng anh quyết không giao con.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 7.

Bản án sơ thẩm và phúc thẩm cho đến nay vẫn chưa được thi hành.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Chủ tịch Hội LHPN phường Long Bình, TP.Biên Hòa cho biết khi tiếp xúc để giúp đỡ chị Hạnh giành lại quyền nuôi con cũng nhận thấy chị Hạnh có những dấu hiệu không bình thường. "Đứng về phía tư cách Hội LHPN, tôi cho rằng nên xem lại mục đích giành quyền nuôi con của chị Hạnh", bà Hà chia sẻ.

Cũng hơn một năm nay, anh Thành không cho chị Hạnh tiếp xúc với con trai khiến người mẹ vô cùng đau đớn. Trò chuyện với chúng tôi, chị Hạnh cho biết khát khao lớn nhất của chị là mong được gặp lại con, chăm sóc cho con trai của mình.

"Tôi hoàn toàn bình thường, suốt một năm nay tôi đã không được nhìn thấy mặt con, tôi vẫn luôn cố gắng làm lụng để kiếm tiền lo cho con sau này. Có người mẹ nào khi con mình bị bắt đi mà không điên cuồng chạy khắp nơi cầu cứu để giành lại con cơ chứ", chị Hạnh nghẹn ngào nói.

Tách con ra khỏi mẹ rất tàn nhẫn

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 8.

Nỗi khổ của người mẹ khi chồng cũ không cho gặp mặt con cái.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 9.

Tiến sĩ Lê Minh Thuận cho biết, trẻ con bị tách khỏi mẹ khi còn nhỏ chịu rất nhiều thiệt thòi.

Theo Tiến sĩ Lê Minh Thuận, Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng – Bệnh viện Q.2, TP.HCM cho biết, việc tách đứa bé ra khỏi người mẹ trong giai đoạn trẻ còn sơ sinh dễ dẫn đến sự phát triển không bình thường ở trẻ. Đồng thời, tâm lý của người mẹ cũng sẽ không ổn định, chịu rất nhiều tổn thương vì nhớ thương con của mình.

"Việc người mẹ bên cạnh con không chỉ giúp cho sự phát triển bình thường mà còn cần thiết cho sự sống của đứa trẻ. Trong trường hợp này, đứa bé bị tách khỏi mẹ chỉ mới vài tháng tuổi, tính đến nay đã hơn một năm đứa bé không gặp lại mẹ, không được sự chăm sóc, yêu thương dưới bàn tay mẹ, đây là một thiệt thòi rất lớn. Nếu sự chia cắt này tiếp tục dai dẳng kéo dài và không có hình ảnh gắn bó phù hợp thay thế, trẻ cuối cùng sẽ trở nên trầm cảm, rút lui, và không phản ứng lại. Trẻ cũng có thể biểu hiện sự phát triển cơ thể kém và sức khỏe kém hoặc không lớn nhanh, một điều kiện tiềm ẩn đe dọa cuộc sống", Tiến sĩ Lê Minh Thuận phân tích.

Hơn nữa, Tiến sĩ Lê Minh Thuận còn cho biết, ở độ tuổi bé trai 22 tháng - tính đến thời điểm hiện tại, giai đoạn cực kỳ quan trọng của trẻ khi trẻ bắt đầu tự khẳng định bản thân bằng cách làm ngược, và nói "không" trở thành từ yêu thích nhất của trẻ nên rất cần sự lo lắng đầy đủ của cả cha lẫn mẹ để bé phát triển bình thường.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 10.

Chị Hạnh mong ngóng từng ngày gặp lại con trai của mình.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 11.
Tiến sĩ Lê Minh Thuận cho biết, người mẹ trước và sau khi sinh rất cần sự quan tâm của gia đình.

"Ở giai đoạn trước và sau khi sinh, người mẹ thường có những biểu hiện tâm lý bất thường, đây là một điều dễ hiểu. Trong thời điểm này, gia đình chồng, người chồng chính là chỗ dựa vững chắc nhất để người mẹ chia sẻ. Nếu không được yêu thương, người mẹ sẽ có những biểu hiện bất thường, đừng vội lên án hay đả kích điều đó mà gia đình cần phải tìm hiểu nguyên nhân, yêu thương người mẹ nhiều hơn để giúp đỡ vượt qua khó khăn này", Tiến sĩ Lê Minh Thuận nhấn mạnh.

"Với cương vị một người tiếp xúc với rất nhiều phụ nữ trước và sau thời kỳ sinh đẻ, tôi cảm thấy việc chăm sóc sức khỏe, ổn định tâm lý cho người mẹ là điều cần thiết để tránh những tác hại xấu có thể xảy ra. Hơn nữa, người mẹ đã bị gia đình chồng cách ly khỏi con hơn 1 năm, điều này rất đáng thương. Cần phải giúp người mẹ gặp lại con càng sớm càng tốt để giúp cho cả con và mẹ ổn định tâm lý, tránh tổn thương", Tiến sĩ Lê Minh Thuận bày tỏ.

Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được - Ảnh 12.

Hơn 1 năm qua, chị Hạnh vẫn lặn lội ngược xuôi giành lại quyền nuôi con.

Theo luật sư Võ Thị Anh Loan – Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, con cái dưới 36 tháng tuổi cần phải giao cho người mẹ chăm sóc. Chị Hạnh hoàn toàn đủ khả năng về tài chính, điều kiện, tâm lý để nuôi con. Việc người chồng ngăn cấm không cho mẹ gặp con là sự thiếu hiểu biết. Đứa trẻ cần có được sự quan tâm của người mẹ, dù người bố có yêu thương cỡ nào cũng không bù đắp được sự thiếu thốn này.

Hơn nữa, việc người chồng không tuân thủ thi hành 2 bản án của TAND TP.Biên Hòa, giao quyền nuôi con cho người mẹ là vi phạm pháp luật, cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 Bộ luật hình sự. Mức phạt cao nhất của khung hình phạt này có thể lên đến 3 năm tù.

Theo Thời đại


tâm thần

giành lại quyền nuôi con

Ly hôn


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.