Cúm A/H5N1: Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch

Tình hình cúm AH5N1 trong thời gian qua tuy ghi nhận lẻ tẻ nhưng WHO vẫn để mức báo động cấp 6 và chưa có dấu hiệu hạ thấp. Bộ Y tế vẫn chủ động lên kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho năm 2010.

Trao đổi với PV chiều 28/2, ông Nguyễn HuyNga - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) cho biết, ngoàitrường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 ngày 23/2/2010, hiện chưa ghi nhậnthêm ca nhiễm với loại virus cúm này.

Tình hình cúm A/H5N1 trong thờigian qua tuy ghi nhận lẻ tẻ nhưng WHO vẫn để mức báo động cấp 6 và chưa có dấuhiệu hạ thấp. Bộ Y tế vẫn chủ động lên kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho năm2010.

 Nguy cơ không nhỏ

Theo ông Nguyễn Huy Nga, trongdịch cúm A/H5N1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm giámsát, Bộ Y tế chịu trách nhiệm ở khâu phát hiện, chữa trị trên người. Trong thờigian gần đây đã ghi nhận 1 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 là bé gái 3 tuổi tạiKhánh Hòa. Sau thời gian điều trị, hiện bé đã hồi phục, khoẻ mạnh. Kết quả điềutra dịch tễ cho thấy, mọi người trong gia đình bé và xung quanh không có ai bịbệnh tương tự. Không có hiện tượng gà vịt chết hàng loạt, gia đình bệnh nhi cónuôi gà nhưng không có hiện tượng gà ốm, chết. Khoảng gần 1 tháng trước, tạitrại đà điểu (cách nhà bệnh nhi khoảng gần 1km) có hiện tượng đà điểu chết khôngrõ nguyên nhân.

Cúm A/H5N1: Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch

Về trường hợp tử vong đầu tiêntrong năm 2010 do cúm A/H5N1, ông Nguyễn Huy Nga cho biết, bệnh khởi phát ngày13/2, bệnh nhân đã tự mua thuốc điều trị ở nhà và đến trạm y tế xã điều trịnhưng không đỡ. Ngày 21/2, bệnh nhân thấy mệt hơn, đau ngực, khó thở, được ngườinhà đưa đến điều trị tại Bệnh viện Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Tại đây, bệnh nhânđược chẩn đoán: Viêm phổi nặng do virus - sốc nhiễm trùng nặng, bệnh nhân đãđược hồi sức, điều trị tích cực. Bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân tử vong lúc09h00 ngày 23/2. Điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân có tiền sử giết mổ và chếbiến thủy cầm bị bệnh. Ngày 23/2, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh trả lời kết quảxét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1.

Tính từ năm 2003 đến nay, nước taghi nhận 113 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó có 57 trường hợp tử vong. Nhưvậy, số bệnh nhân mắc ít nhưng tỉ lệ tử vong cao. Trước tình hình đó, Cục Y tếdự phòng và Môi trường tiếp tục khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt mộtsố biện pháp: Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sửdụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời; Không vậnchuyển, mua bán, chế biến gia cầm không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại các khu vựccó ổ dịch cúm trên gia cầm; đảm bảo ăn chín, uống sôi; Rửa tay bằng xà phòngtrước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liênquan đến cúm gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trịkịp thời.

Tích cực triển khai công tác Ytế dự phòng

Theo Báo cáo số 147/BC-BYT, ngày25/2/2010 của Bộ Y tế, công tác y tế tháng 2/2010 đã tích cực triển khai cáchoạt động phòng chống dịch: Thành lập các đội chống dịch cơ động; Tổ chức trựcchống dịch 24/24 giờ, chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc, vật tư, hoá chất để hỗtrợ kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra dịch; Tăng cường các hoạt độngkiểm dịch y tế quốc tế, giám sát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm lây quađường cửa khẩu; Tăng cường kiểm tra y tế môi trường tại các nơi tập trung đôngngười như nhà ga, bến tàu, bến xe; Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩmtại các khu vực chợ đầu mối, các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã chỉ đạocác địa phương tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, khai thông cống rãnh,không vứt rác, đổ phế thải bừa bãi, giữ vệ sinh chung; Chỉ đạo Viện Pasteur NhaTrang, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa thực hiện các biện phápxử lý triệt để ổ dịch; Yêu cầu Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Sở Y tế tỉnh AnGiang triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch và phối hợp với nước bạntriển khai các biện pháp phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm; Tăng cườngtuyên truyền về phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, tậptrung vào các dịch như cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấpnguy hiểm; Hướng dẫn người dân không ăn thịt gia cầm ốm, chết, không rõ nguồngốc, thông báo cho cơ quan y tế và thú y địa phương khi phát hiện thấy có dịchtrên gia cầm để triển khai các biện pháp xử lý kịp thời...

Trước đó, Bộ Y tế đã thành lậpcác đoàn công tác kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác phòngchống dịch tại Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh;Phối hợp chặt chẽ với ngành thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm trên giacầm tại các tỉnh đang có dịch cúm gia cầm.

Sau Tết, liên tiếp bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1

Sáng 1/3, Cục Y tế Dự phòng & Môi trường (Bộ Y tế) thông báo về 2 ca bệnh dương tính với cúm A/H5N1.

Đó là nữ bệnh nhân 17 tuổi (Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), khởi bệnh ngày 19/2 với triệu chứng sốt cao 38,9 độ C, ho, đau họng. 24/2, bệnh nhân được điều trị bằng Tamiflu theo phác đồ điều trị đối với ca nghi cúm A(H5N1) tại bệnh viện đa khoa huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Hiện tại, bệnh nhân khó thở nhẹ, không phải thở máy, hình ảnh Xquang phổi tiến triển tốt và đang được quản lý, điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Sơn Dương.

Được biết, khoảng 10 ngày trước đây tại nhà bệnh nhân có xảy ra hiện tượng gà ốm/chết không rõ nguyên nhân, bệnh nhân có tham gia tiêu hủy gà chết của gia đình. 

Trường hợp thứ hai là một bé gái (3 tuổi, xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa), khởi bệnh hôm 27/1 với triệu chứng sốt cao 39 độ C, ho, sổ mũi. 28/1, được đưa vào bệnh viện huyện Ninh Hòa và được chuẩn đoán Viêm đường hô hấp. Ngày 12/2, kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang  cho thấy mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1. Hiện tình trạng sức khỏe của cháu bé này đã hồi phục.

Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, gia đình bệnh nhân không có ai bị bệnh tương tự, không có gà vịt ốm/chết. Nhưng gần 1 tháng trước, tại trại đà điểu (cách nhà bệnh nhân gần 1 km) có hiện tượng đà điểu chết không rõ nguyên nhân.

Như vậy, liên tiếp sau Tết nguyên đán, Việt Nam ghi nhận 3 trường hợp dương tính với cúm A(H5N1) ở người, trong đó có 1 ca tử vong. 

Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện còn 8 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Nghệ An, Cà Mau, Điện Biên, Sóc Trăng, Kon Tum, Quảng Trị và Nam Định, Khánh Hòa.

 Theo H.Yến
 
Cúm A/H5N1: Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch

Theo Trúc Vy
Cúm A/H5N1: Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.