Cuộc sống chật hẹp của người chồng phố cổ bị vợ bỏ trong căn nhà 5m2

Khi cưới về thấy cảnh nhà quá chật, vợ anh đã khóc rất nhiều. Sau vợ chồng bảo nhau cùng chăm chỉ làm ăn để tích cóp mua nhà. Nhưng rồi vợ anh quyết chia tay chồng vì nơi sinh hoạt quá ngột ngạt.

Khi cưới về thấy cảnh nhà quá chật, vợ anh đã khóc rất nhiều. Sau vợ chồng bảo nhau cùng chăm chỉ làm ăn để tích cóp mua nhà. Nhưng rồi vợ anh quyết chia tay chồng vì nơi sinh hoạt quá ngột ngạt.

Ngôi nhà nhỏ dài 3m, rộng 2m, cao 1,2m trước đây từng là chỗ ngủ nghỉ của 5 anh em nhà anh Xuân (ngõ 44, Hàng Buồm, Hà Nội). Sau khi anh Xuân lấy vợ, căn nhà được nhượng lại cho vợ chồng anh. Dù bớt đi một số thành viên nhưng căn nhà vẫn không tránh khỏi sự chật chội vốn có của nó.

Trong căn nhà ấy, chiếc ti vi cũ đã chiếm hết một chỗ rộng trong nhà. Giữa sàn trải chiếc chiếu nhỏ - nơi bố con anh nằm. Cầu thang lên xuống là nơi anh tận dụng để xoong niêu, nồi, chảo. Có những đêm đi xe ôm về muộn không để ý, anh còn va phải các vật dụng chỗ cầu thang lên xuống tạo ra tiếng ồn ầm ĩ.

Anh cho biết, chỉ cần một tiếng động nhỏ, những gia đình sống cùng cũng có thể tỉnh giấc ngủ ngon để dậy quát mắng ầm ĩ. Chưa kể việc dùng chung nhà vệ sinh, nhà tắm cũng gây ra đủ thứ bất tiện hàng ngày.

Có những hôm phải tới tận khuya, anh Xuân mới được tắm. Dù thế, theo anh Xuân, điều này rất đỗi bình thường khi có những căn hộ có 9-10 người dùng chung một nhà tắm, một nhà vệ sinh.

Điều ám ảnh nhất với người đàn ông sống trong căn nhà chật hẹp ở phố cố này: “Tôi sợ nhất chính là mùi bếp than nấu nướng của hàng xóm. Vì nhà chật, đông đúc, không có chỗ thoát khói nên bay thẳng vào nhà mình. Những khi đó tôi không thể thở nổi, cảm giác ngột ngạt, chán chường. Nhiều hôm sợ quá tôi phải bỏ ra ngoài”.

Nhà chật chội, trần thấp khiến bố con anh mấy chục năm qua rơi vào không ít tình cảnh bi hài. Anh kể: “Có hôm ngủ dậy lơ mơ đứng dậy còn bị cộc đầu vào tường đau điếng. Con tôi hoảng hồn tưởng bố rơi xuống cầu thang hô hoán ầm ĩ. Chưa kể, khi mặc quần áo còn phải co ro khúm núm, cởi áo phải quỳ, còn mặc quần phải nằm xuống sàn mới mặc được”.

Vào mùa nắng nóng, dường như nhà chật chội càng trở thành một cực hình lớn của bố con anh. Lúc nào, người cũng mồ hôi nhễ nhại, nhớp nháp cảm giác như vừa được xông hơi. Có không ít lần anh ngủ trên chiếc xe máy vốn là phương tiện kiếm cơm của mình ở ngoài đường phố vì không muốn về nhà.

Cuộc sống chật hẹp của người chồng phố cổ bị vợ bỏ trong căn nhà 5m2 - Ảnh 1.

Anh Xuân chia sẻ mơ ước về cuộc sống của mình nơi ngõ nhỏ.

Bi kịch của anh Xuân chưa dừng tại đó. Trước đây anh và vợ đến với nhau nhờ mai mối. Nhưng khi cưới về thấy cảnh nhà chật chội, bé xíu vợ anh đã khóc suốt một tuần. Dù anh có nói thế nào, vợ anh vẫn khóc không ngớt.

Mãi sau nguôi ngoai, vợ chồng anh mới thống nhất chăm chỉ đi làm cùng phấn đấu để mua một căn hộ mới. Nhưng khi ước mơ chưa thực hiện được thì cả hai đã chia tay chỉ vì nhà quá chật.

Anh buồn rầu: “Ở khu này, có nhiều những cặp vợ chồng khác cũng chia tay nhau chỉ vì nhà quá chật chội. Vợ tôi bỏ đi từ ngày con tôi còn nhỏ, khi cô ấy đi, các con khóc rất nhiều. Tôi thương con nhưng đành bất lực không biết phải làm thế nào cả”.

Anh Xuân cũng không giấu nổi giọt nước mắt hạnh phúc khi con trai anh dù chiều cao khiêm tốn, nhưng càng lớn càng học giỏi, lại có giọng hát cực hay. Chính điều đó đã an ủi anh phần nào khi cuộc sống của anh chẳng mấy vui vẻ nơi phố phường.

Cũng bởi nhà chật, nên căn nhà của anh hiện được xếp vào danh sách những "ngôi nhà có một không hai" ở Hà Nội. Song, căn nhà chật ấy cũng đang liên tục bị xuống cấp nghiêm trọng.

“Vữa tường nhà đã liên tục bong tróc. Chưa kể nước nhà tắm của những nhà sống phía trên căn gác anh ở thường xuyên thấm xuống. Có hôm đang ngủ, tôi thấy có những giọt nước liên tục nhỏ vào mặt mình”- anh Xuân cho hay.

Bố con anh Xuân vẫn mơ ước sớm thoát khỏi cảnh sống chật chội, chen chúc quá ư ngột ngạt hiện nay. Song ước mơ đó anh biết chúng còn quá xa vời khi hàng ngày anh vẫn phải vất vả, chật vật mưu sinh.

Theo Người đưa tin


phố cổ

Hà Nội


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.