- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đảng sẽ ủng hộ lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
"Để xây dựng được Bảo tàng chúng ta cần tập trung nhiều thời gian, con người, sức lực, khi đó mới hoàn thiện được bức tranh về con người, công lao của Đại tướng", TS Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Lịch sử quốc gia Việt Nam cho biết.
"Để xây dựng được Bảo tàng chúng ta cần tập trung nhiều thời gian, con
người, sức lực, khi đó mới hoàn thiện được bức tranh về con người, công
lao của Đại tướng", TS Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Lịch sử quốc gia Việt
Nam cho biết.
Bốn phương án
PV: Hội Cựu chiến binh Việt Nam
vừa đề nghị Mặt trận Tổ quốc kiến nghị với Đảng và Nhà nước sớm quy
hoạch ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, làm Bảo tàng Đại tướng Võ
Nguyên Giáp. Là người làm công tác quản lý Bảo tàng lịch sử quốc gia,
quan điểm của ông như thế nào trước đề xuất này?
TS Nguyễn Văn Cường: Tôi cho rằng nguyện vọng, đề xuất này hoàn toàn xứng đáng.
Bởi vì, thứ nhất bảo tàng sẽ không chỉ
là nơi lưu lại những kỉ niệm của riêng Đại tướng mà còn là biểu tượng
của lịch sử và con người Việt Nam trong thời kì đấu tranh giải phóng dân
tộc, thời kì kháng chiến.
Thứ hai, vai trò của Đại tướng vô cùng
to lớn trong việc góp phần thúc đẩy,chuyển hướng lịch sử đến những
thành quả tốt đẹp nhất, đỉnh cao là chiến thắng quân xâm lược, giành độc
lập cho dân tộc.
Tất nhiên, để có thành quả như vậy,
chúng ta còn có cả một bộ máy lãnh đạo của Đảng, nhà nước, chính phủ và
trong đó Bác Hồ là người lãnh đạo chủ chốt.
Việc xây dựng Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là việc hoàn toàn chính đáng |
Cho nên việc tôn vinh Đại tướng là
chuyện cần làm. Vì trước đấy, lúc Cụ vẫn còn sống đã tồn tại sự tôn
vinh từ trong tâm thức của người Việt Nam cũng như thế giới. Không những
thế Cụ còn là một trong những danh nhân kiệt xuất về mặt quân sự và về
mặt văn hóa cũng được đánh giá rất cao ở Việt Nam và trên thế giới.
PV: Mong muốn xây dựng bảo tàng
Đại tướng trước đây cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, Trung tướng
Phạm Hồng Cư cũng đã từng rất tâm đắc với vấn đề này, nhưng trải qua
thời gian vẫn chưa thực hiện được, theo ông khó khăn trong việc thành
lập bảo tàng nằm ở đâu? Ngoài việc xây dựng Bảo tàng, còn có thể triển
khai những hình thức nào nữa không?
TS Nguyễn Văn Cường: Đúng
là làm một bảo tàng danh nhân, sẽ mất nhiều thời gian, tiêu chuẩn để có
thể đạt được, vì đây đều là những bảo tàng mang tầm quốc gia, chúng ta
cũng phải mất bao nhiêu năm mới xây dựng được Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Nhưng hiện tại chúng ta có nhiều cách
làm, một là, nhìn lại trước đây, nhiều lãnh tụ, lãnh đạo khác như cụ
Trường Chinh, cụ Phạm Văn Đồng, cụ Nguyễn Văn Linh, cụ Lê Duẩn đều có hệ
thống lưu giữ lại bằng các nhà lưu niệm.
Nhà lưu niệm có nhiều lợi thế, chúng
ta sẽ giữ được ngôi nhà, gắn bó với nhân vật lịch sử, trở thành một điểm
lưu niệm và di tích trong đó trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện
vật liên quan đến cuộc đời của nhân vật ấy.
Như vậy nó vẫn là cái điểm mang tính
chất là bảo tàng, nhưng không tồn tại dưới hình thức bảo tàng. Mặt khác,
chúng ta cũng phải xem đến khía cạnh, nếu nhà của Đại tướng biến thành
bảo tàng trên lô đất đó, thì sẽ phải phá hủy toàn bộ ngôi nhà hoặc là
cải tạo rất là nhiều, thì mới đạt tiêu chuẩn của bảo tàng. Như vậy,
chúng ta được về mặt quy mô, hiện đại nhưng lại mất đi căn nhà của Đại
tướng.
Hai là, chúng ta hoàn toàn có thể xây
được một Bảo tàng mới của Đại tướng ở một vị trí khác, không nhất thiết
phải là số nhà 30 Hoàng Diệu, cũng là một giải pháp.
Ba là, quê hương Lệ Thủy – Quảng Bình
của ông hoàn toàn có thể xây dựng các nhà lưu niệm, nơi ông học, nơi ông
sinh ra, nơi ông yên nghỉ về lâu dài cũng sẽ thành di tích, đây là
những thứ gắn với Đại tướng mà nó sống mãi để những thế hệ mai sau có
điểm đến, được sống trong với ký ức với Đại tướng, được trân trọng.
Bốn là, Đại tướng sẽ được đặt một
phòng trang trọng trong hệ thống Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đang
chuẩn bị xây dựng mới lại.
Chúng ta có nhiều cách làm nhưng chọn
cách nào hợp lý nhất được lòng dân nhất thì làm, sao cho xứng với tầm
ảnh hưởng, sự đóng góp của Đại tướng thì làm.
Theo tôi nên duy trì cả hình thức di tích nhà lưu niệm và trưng bày Bảo tàng.
PV: Nếu chỉ là một phòng trưng bày
trong một Bảo tàng chung có thể hiện được hết chân dung một danh nhân
kiệt xuất không, thưa ông? Trong khi cho đến hiện nay đề xuất của chúng
ta là quy hoạch ngôi nhà 30 Hoàng Diệu thành Bảo tàng của Đại tướng?
TS Nguyễn Văn Cường: Hiện
nay, trên thế giới, ở một số nước có những bảo tàng, nhà lưu niệm cho
các danh nhân, nhưng cũng có những nước không làm nhà lưu niệm riêng mà
làm chung, dù là hình thức nào thì cũng đáng trân trọng cả.
Như Bảo tàng lịch sử quân sự Pháp hiện
nay họ cũng trưng bày bên trong giống như là một bảo tàng riêng của
ông Charles De Gaule, không còn diện tích bên trên họ đào xuống bên dưới
để xây dựng một hệ thống khu trưng bày hiện vật rất ý nghĩa.
Hay có nơi họ lưu giữ linh cữu của
Napoleon Bonaparte, thành một điểm người ta đến thăm viếng, quan trọng
là cách làm của mình. Theo tôi, không gian trưng bày bảo tàng không nhất
thiết phải là số nhà 30 Hoàng Diệu, chúng ta có thể chuyển ra nhiều nơi
khác.
Vì nơi đây cũng là một điểm quan
trọng, sau chiến dịch Điện Biên Phủ Đại tướng ở đây lâu nhất, với lại nó
gắn với việc chỉ đạo đấu tranh tổng tư lệnh thống nhất miền Nam, cả một
giai đoạn rất dài, những đóng góp của Đại tướng gắn liền với nhân dân,
dân tộc, nên chúng ta cần phải giữ gìn, trân trọng.
Cũng giống như địa danh Mường Phăng – Điện Biên gắn với nơi chỉ huy của Đại tướng nên chúng ta vẫn tôn tạo, gìn giữ.
Để hình thành được một Bảo tàng mang
tầm quốc gia chúng ta cần phải làm rất nhiều việc, hệ thống hóa các tài
liệu, tư liệu, hiện vật gắn với cuộc đời Đại tướng và hoàn cảnh của từng
giai đoạn lịch sử dân tộc, trong bối cảnh gia đình, bạn bè trong nước
và quốc tế, như vậy mới có đủ điều kiện làm một nhà Bảo tàng tái hiện
chân dung của Cụ.
Rất quan trọng trong xã hội này
PV: Theo GS.TS Nguyễn Văn Huy,
nguyên Giám đốc Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết để thành lập
Bảo tàng Võ Nguyên Giáp thì không như quy trình thông thường, nó phải
là một chủ trương của Bộ Chính trị, nhiều thủ tục khác. Quan điểm của
ông như thế nào?
TS Nguyễn Văn Cường: Tôi
nghĩ về phía chủ trương của Đảng và nhà nước cũng sẽ ủng hộ, vì nguyện
vọng của nhân dân là chính đáng. Còn khó khăn hay không thì chỉ ở khâu
tổ chức thực hiện, sưu tập những tư liệu, tài liệu, cải tạo, sửa chữa,
bảo quản nhà lưu niệm, Bảo tàng. Đây là cái cần tập trung nhiều thời
gian, con người, sức lực nhất, khi đó công tác trưng bày mới đảm bảo.
Cần duy trì cả hai hình thức nhà lưu niệm và trưng bày Bảo tàng |
Nhưng dù có khó khăn chúng ta hoàn toàn có thể làm được nếu có kế hoạch cụ thể. Hiện nay, khi chưa có Bảo tàng của Đại tướng thì những Bảo tàng khác như Bảo tàng lịch sử quốc gia cũng đã có những kỉ vật của Cụ, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng quân đội cũng đã đều có bóng hình của Cụ gắn liền với các sự kiện lịch sử của dân tộc, có nghĩa đi đến đâu chúng ta cũng có thể nhìn thấy Đại tướng.
PV: Có nhiều ý kiến cho rằng Bảo
tàng của Đại tướng nên được quy hoạch trong nội thành Hà Nội, thủ đô của
đất nước, để triệu người con đất Việt khi hội tụ về đây, có thể đến
thăm và sống với những thời khắc lịch sử gắn với Đại tướng?
TS Nguyễn Văn Cường: Đúng
là nên quy hoạch trong nội thành Hà Nội vì những công trình mang tính
chất văn hóa, được lòng dân thì phải tạo điều kiện để dân được đến, được
thăm, được bày tỏ và cả du khách nước ngoài.
Bởi vì sao, vì sự quan tâm, tiếc
thương nó không dừng lại trong sự kiện Quốc tang vừa rồi, mà nó còn mãi,
nó sẽ ngày càng mãnh liệt hơn, thôi thúc con người ta hơn nhớ đến những
kỉ vật của Đại tướng để lại.
Tôi vẫn còn nhớ khi cụ Giáp là một nhà
dạy Sử, cụ đã từng nói: "Nếu như không có chiến tranh, mất nước thì Cụ
sẽ mãi là một thầy giáo dạy Sử".
Và thiết nghĩ, sau cụ Hồ thì chỉ còn
cụ Giáp nhận được sự tiếc thương của cả dân tộc, vẫn biết quy luật sinh -
tử là lẽ tất nhiên nhưng dân không muốn coi là đó là sự tất nhiên. Sự
ra đi của Đại tướng là nỗi đau của toàn dân tộc chứ không của riêng bất
kì ai.
PV: Việc nhân dân muốn xây dựng Bảo tàng, nhà lưu niệm, những
tuyến đường mang tên Đại tướng để thể hiện lòng tôn kính đối với người
hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
Chúng ta nên làm gì ngay lúc này, thưa ông?
TS Nguyễn Văn Cường: Lâu dài thì nước ta có danh
nhân Trần Quốc Tuấn là một nhân thần trở thành một vị thánh trong lòng
dân và Đại tướng bây giờ cũng vây, Cụ như một vị thần thậm chí còn hơn
thế. Cho nên việc xây dựng bảo tàng, nhà lưu niệm, tất cả đều là tài sản
chung của nhân dân ta luôn được trân trọng, nâng niu, trải nghiệm và
khám phá về thời kì lịch sử.
Ngẫm lại thì người dân và dân tộc công bằng lắm, những ai đức độ,
có công lao vì dân vì nước thì dân sẽ tôn vinh hết lòng, từ người già
đến trẻ em, những người thế hệ sau không hiểu lịch sử nhưng vẫn được
truyền cảm lại.
Từ đó, hướng con người sống tốt hơn, góp sức phát triển đất nước,
để xứng đáng với những công lao của bác Hồ, cụ Giáp đã từng hi sinh,
nhất là trong xã hội này.
Theo Đất Việt-
Thời sự1 ngày trướcCục thuế TP. HCM cho biết cơ quan này đã thành lập tổ khai thác danh sách các cá nhân là người nổi tiếng, người sáng tạo nội dung (các YouTuber, TikToker, KOC, KOS, KOL) và các cá nhân bán hàng livestream trên các nền tảng Facebook, TikTok, YouTube...
-
Thời sự2 ngày trướcTại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, khi được quyền tự bào chữa, đã có những bị cáo không cầm được nước mắt nói lời ân hận muộn màng.
-
Thời sự2 ngày trướcGiữa trưa, quán bar nằm cách chợ Bến Thành khoảng 100m xảy ra hoả hoạn, khói bốc nghi ngút bao trùm dãy phố, khiến nhiều người hoản loạn tháo chạy.
-
Thời sự2 ngày trướcChính quyền xác định hành động của người phụ nữ đá thùng rác ra giữa đường rồi lên xe Mercedes rời đi ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) chưa gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy chỉ nhắc nhở và không xử phạt.
-
Thời sự4 ngày trướcÔ tô tải mang biển kiểm soát Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt tại đường vành đai 3 trên cao (đoạn gần nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân).
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm người đi ôtô đến quán bida ở TP Vĩnh Long rồi hét lớn "bắn nó", sau đó được cho là nổ súng.
-
Thời sự5 ngày trướcMột người đi xe máy bất ngờ sang đường khiến nữ tài xế ô tô đánh lái gấp rồi lao thẳng vào nhà dân tông bé gái tử vong.
-
Thời sự5 ngày trước2 nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi ở Sóc Trăng mới 13 tuổi, đã bỏ học từ lâu. Cụ thể, P. học xong tiểu học thì ở nhà, còn D. học đến lớp 6 thì đi bán vé số.
-
Thời sự5 ngày trướcKhi đang san, múc rác ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), người lái máy bất ngờ phát hiện thi thể một trẻ nhỏ.
-
Thời sự6 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
Thời sự20/12/2024Lãnh đạo Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đã bàn giao 11 thi thể trong vụ cháy quán "Hát cho nhau nghe", vào tối 18/12 cho các gia đình nạn nhân mai táng.
-
Thời sự20/12/2024Một vùng áp thấp hình thành trên vùng biển phía Nam của Biển Đông khả năng sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đây là đợt áp thấp nhiệt đới trái mùa.
-
Thời sự20/12/2024Đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo nổ, song nhiều học sinh ở Đắk Nông vẫn “phớt lờ”. Có trường hợp tự mua nguyên liệu, chế tạo hàng trăm quả pháo nổ các loại.
-
Thời sự20/12/2024Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân vụ hỏa hoạn làm 2 người chết, 14 người bị thương ở TPHCM có thể xuất phát từ một xe điện để dưới tầng trệt căn nhà 4 tầng.