GS hàng đầu đáp lại nghi án mở bụng mà không cắt u

GS Hà Văn Quyết đưa ra bằng chứng đã cắt bỏ khối u và phủ nhận chuyện lôi kéo bệnh nhân từ bệnh viện công sang bệnh viện tư.

GS Hà Văn Quyết đưa ra bằng chứng đã cắt bỏ khối u và phủ nhận chuyện lôi kéo bệnh nhân từ bệnh viện công sang bệnh viện tư.

>> Thực hư GS đầu ngành mở bụng nhưng không cắt khối u

Trước đơn thư của bệnh nhân Trần Quốc Phú (51 tuổi, TP Vinh, Nghệ An) gửi Bộ trưởng Y tế nhờ làm rõ sự việc bản thân mất 100 triệu đồng để mổ u tá tràng nhưng u vẫn còn nguyên, GS Hà Văn Quyết - người trực tiếp thực hiện ca mổ đã lên tiếng.

Chưa gọi điện cho gia đình xin thỏa thuận

GS Quyết cho biết, ca mổ được tiến hành ngày 13/6 tại BV Bảo Sơn 2. Trước khi mổ, ông đã trao đổi với gia đình sẽ mổ mở để bóc khối u dễ hơn.

“Sau mổ tôi đã dành hơn 1 tiếng đồng hồ để kiểm tra lại nhưng không thấy nguy cơ gì nữa nên quyết định không mở ruột kiểm tra vì làm thế bệnh nhân sẽ có nguy cơ chảy máu, rò dịch khỏi ổ bụng gây tử vong”, GS Quyết giải thích.

GS Hà Văn Quyết, mở bụng nhưng không cắt u, u trực tràng

Bệnh nhân Phú tại bệnh viện Bạch Mai

Theo GS Quyết, khối u được lấy ra có kích 1,8cm sau đó đã được đem đi giải phẫu, kết quả cho thấy đây là u hạch sắc-côm.

“U này thường ăn vào trong tuỵ nên khi bóc rất khó. Bóc rồi vẫn có thể tái phát tại chỗ hoặc mọc chỗ khác và phát triển nhanh, trong vòng 1-1,5 tháng có thể lên tới 1-2cm. Trong y văn thế giới đã gặp rất nhiều u này ở vùng tiêu hoá, thực quản, họng hầu hoặc đường đại tràng”, GS Quyết nói.

Về phản ánh của bệnh nhân cho rằng u cũ vẫn còn nguyên sau 1,5 tháng kiểm tra lại, GS Quyết giải thích “đến nay chưa chứng minh được ở vị trí cũ hay mới vì bệnh nhân vẫn chưa mổ lại”.

“Nếu chỉ dựa vào hình ảnh thì không thể khẳng định chắc chắn được, chỉ khi nào xác định được kích thước, chân khối u mới kết luận được”, GS Quyết nói.

GS giải thích, nhu động ruột luôn co bóp nên hình ảnh khi chụp có thể trùng nhau nếu ở gần nhau, chưa kể nếu người soi không có kinh nghiệm sẽ dễ nhìn nhầm.

“Hội chẩn của tất cả giáo sư đầu ngành ung bướu tại Bạch Mai cùng đều thống nhất u mới là u niêm mạc nằm thấp bên dưới. Tại đây các bác sĩ đã phải soi đi soi lại để xác định”, GS Quyết nói thêm.

Trước ghi âm của người nhà bệnh nhân cho rằng GS đã thừa nhận “Bác nhầm nhưng bác không cố ý. Bác vô ý nhầm, bác xin lỗi sự nhầm này vì cứ đinh ninh là xong rồi nhưng không ngờ nó lại ra cái u này”, GS Quyết cho rằng không phải nhầm cắt khối u mà là đánh giá nhầm.

“Tôi đã nghĩ mổ thành công rồi, giờ lại mọc thêm cái nữa thì sao lường được. Có thể nó nằm ở bên dưới nhưng mình không sờ thấy được. Mình không lường được khối u khác lại phát triển nhanh thế nên mình xin lỗi”, GS Quyết nói đồng thời khẳng định ông chưa hề gọi điện cho gia đình xin thoả thuận.

GS Hà Văn Quyết, mở bụng nhưng không cắt u, u trực tràng

GS Hà Văn Quyết

Chuyển sang viện tư là vô tình

Về thông tin bệnh nhân cho rằng, bị chuyển sang BV Bảo Sơn, GS Quyết đã bác bỏ.

Theo GS Quyết, 11h30 khi ông đang khám tại BV Bảo Sơn thì nhận được điện thoại của bệnh nhân Phú, bảo là bạn của em trai ông. Ông Phú nói bị u ruột, BV ĐH Y nói phải mổ và cho số GS để gọi nên muốn nhờ ông xem và mổ cho.

“Tôi nói tôi đang làm việc ngoài giờ ở BV Bảo Sơn. Nếu sang được sang luôn để khám. Vì cùng quê nên dù trưa tôi vẫn khám. Sang đây ông ấy mua phiếu khám bình thường chứ không hề biết đã được khám tại BV ĐH Y. 

Bên kia ai chỉ định tôi mổ tôi cũng không biết nên việc chuyển từ bên kia sang đây chỉ là vô tình”, GS Quyết khẳng định.

GS cho biết, hiện ông vẫn làm chính tại BV ĐH Y, còn bên Bảo Sơn chỉ làm ngoài giờ.

Sau khi làm các xét nghiệm để chẩn đoán, bệnh nhân đề nghị nằm lại để phẫu thuật.

“Tôi cũng nói cái này là bệnh viện tư nên sẽ phải trả nhiều chi phí không như bệnh viện công và ông ấy đồng ý”, lời GS Quyết.

Theo lời GS Quyết, sau sự việc, ông đã 2 lần đến hỏi thăm bệnh nhân Phú và đã được BV Bạch Mai mời cùng hội chẩn về trường hợp này.

GS Hà Văn Quyết, mở bụng nhưng không cắt u, u trực tràng

GS Quyết trưng kết quả giải phẫu khối u của bệnh nhân

“Kết quả hội chẩn cho thấy u ở dưới niêm mạc tá tràng không phải trong lòng tá tràng. Một số ý kiến bảo phải làm nội soi siêu âm, sinh thiết lại. Nếu u ác tính sẽ phải mổ cắt khối tạ tuỵ và có phương án triệt để cho bệnh nhân”, GS Quyết chia sẻ.

Mọi quyết định phẫu thuật sắp tới sẽ phụ thuộc vào BV Bạch Mai, ông chỉ tham gia với vai trò cố vấn.

Anh Trần Nguyên Chung, con trai bệnh nhân Trần Quốc Phú cho biết, theo đúng lịch hẹn, trưa 15/8 anh sang gặp GS Quyết tại BV Bảo Sơn nhưng không gặp được mà một người khác tiếp, nên anh đề nghị phía bệnh viện và GS Quyết có cuộc làm việc đầy đủ với bố anh.

Anh Chung cho rằng việc GS Quyết sang cùng hội chẩn với BV Bạch Mai “là có vấn đề” nên anh không tin tưởng và đưa bố về quê chữa bệnh.


>> Ly kỳ chuyện những "ông đỡ" bất đắc dĩ lần đầu làm chuyện ấy

Theo VietNamNet


mổ bụng

cắt khối u


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.