- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hé lộ “công nghệ” làm thạch dừa bẩn
Sau hơn một tuần làm côngnhân tại nhiều cơ sở chế biến thạch dừa ở TP Bến Tre, Bến Tre, chúng tôi đãchứng kiến “công nghệ” sản xuất thạch dừa thô bằng nguồn nước sông, rạch.
Sau hơn một tuần làm côngnhân tại nhiều cơ sở chế biến thạch dừa ở TP Bến Tre, Bến Tre, chúng tôi đãchứng kiến “công nghệ” sản xuất thạch dừa thô bằng nguồn nước sông, rạch.
Phụ gia” nấuthạch là các loại phân bón dùng cho cây trồng như NPK, SA, DAP...
Thạch dừa nổi lõm bõm trong nước sông đục ngầu - Ảnh: Chính Thành |
Nghe chúng tôicó nhu cầu xin việc làm, bà Năm, chủ cơ sở làm thạch ngụ phường Phú Khương,TP Bến Tre, ngó trân trân cảnh giác: “Mấy chú đã mần thạch bao giờ chưa?Chưa mần khi nào thì kiếm nơi khác đi, chỗ tui không nhận người lạ”. Chúngtôi liên hệ một cò tên Hoàng, hành nghề xe ôm ở cổng bến xe Bến Tre, đồng ýdẫn mối tới một cơ sở sản xuất thạch dừa thô kế bến phà Hàm Luông. Theo lờicò Hoàng, đây là khu sản xuất thạch dừa thô lớn nhất nhì Bến Tre nhưng khôngquen biết thì rất khó xin vào làm vì các chủ ở đây luôn cảnh giác với ngườixin việc ở ngoại tỉnh.
Dù được còHoàng giới thiệu nhưng phải năn nỉ ỉ ôi chúng tôi mới được bà Bảy Chí, chủcơ sở làm thạch dừa công đoạn 2 ở ấp Bình Công, xã Bình Phú, Bến Tre, chấpthuận vào làm.
Làm thạch từ nước sông, rạch
Giẫm đạp cho thạch dừa thô tơi ra - Ảnh: Hữu Khoa |
Mới 6g ngày14-4 khu xưởng rộng gần 400m2 nằm mép bờ sông Bến Tre của bà Bảyđã vang rền tiếng máy nhịp lạch xạch. Kế hai bước chân, bốn chiếc môtơ rửathạch mốc đen quay ù ù. Tuy mới đầu sáng nhưng khắp xưởng đã xộc lên mùi hôithối của đống thạch ép để quá hai ngày nằm chất thành đống. Gần đó, ở khucắt thạch, một nhóm 15 công nhân tất bật đưa thạch vào xắt.
Phía trên haicông nhân nam mau mắn xúc thạch vào bao lưới. Chốc chốc lại lấy chân trầngiẫm lên mớ thạch vương vãi khắp nền gạch rồi lùa vào một góc. Quang cảnhkhu xưởng nhìn nhếch nhác như bãi chiến trường với mùi thạch thối, thạchtươi rơi vãi khắp nơi. Ấn tượng hơn cả nơi ngâm thạch là một bồn căng bạthình vuông rộng 50m2. Trong bồn lõm bõm nước đục ngầu và có mùitanh nồng. Khi chúng tôi thắc mắc, một công nhân tên Huy đang bơm nước vàobồn nói huỵch toẹt: “Toàn là nước sông chứ nước máy nào mà chịu cho xiết.Ở đây cơ sở nào mà không mần vậy”. Ông Huy giải thích thêm để có thêm lợinhuận, nhiều nơi còn lấy nước sông, thậm chí là nước kênh rạch để nấu thạch.
Theo chúng tôiquan sát, các công đoạn ngâm thạch, xắt thạch của cơ sở đều phải dùng mộtlượng nước lớn để bơm rửa. Khối lượng nước rửa thạch và ngâm thạch một ngàylên đến hàng trăm mét khối nước. Để có đủ nguồn nước, bà Bảy đặt hai môtơcông suất lớn cạnh bờ sông Bến Tre, sau đó hút nước sông lên một thùng nhựa2.000 lít. Một môtơ nữa hút trực tiếp nước sông không qua bồn chứa. Trong cảcông đoạn dài ngâm xắt thạch, cơ sở hoàn toàn dùng nguồn nước sông để sửdụng.
Anh Toại đang pha chế “phụ gia” cho vào nồi nấu thạch - Ảnh: Chính Thành |
Tương tự cơ sởcủa bà Bảy Chí, tại cơ sở chế biến thạch dừa A Lộc, ấp Mỹ An B, xã Mỹ ThạnhAn chuyên mua thạch công đoạn 1 về chế biến thành thạch khô cũng vô cùngnhếch nhác. Nguồn nước của cơ sở sử dụng ngâm, rửa thạch cũng hoàn toàn húttừ sông Bến Tre lên. Cẩn thận hơn, đường ống của cơ sở A Lộc được chôn ngầmdưới đất nối từ xưởng tới bờ sông dài gần 200m. Một công nhân cho biết chiếcmôtơ hút nước loại lớn luôn phải hoạt động hết công suất mới đủ hút nước lênrửa thạch.
Ba ngày làm ởxưởng A Lộc, chúng tôi quan sát hầu hết thạch đều có mùi thối nồng nặc rấtkhó chịu, có túi thạch đã chuyển sang màu đen. Một vài xô nhựa đựng thạch cũcó màu xám trắng bị ruồi nhặng bu đen đã bốc mùi chua tới nghẹt mũi. Khi vớtthạch, chúng tôi lấy vài viên thạch trắng, miếng nhỏ giống như thạch dừathành phẩm, lên định ăn thử. Anh Thương, phụ trách bốc thạch, vội quát lớn:“Ê, không ăn được đâu! Ăn vào là đứt ruột, đi bệnh viện xúc ruột liền à nha.Thuốc tẩy và hóa chất không đó!”.
Những túi thạchdừa tươi từ 60kg ở cơ sở sau khi cắt, ép xong chỉ còn khoảng 3-4kg. Tới khâuđóng gói, hai nữ công nhân hăng hái dùng chân trần đạp liên hồi tới khithạch tơi ra. Tiếp theo là dùng tay bóp cho thạch thật nhuyễn. Vừa bópthạch, một công nhân nữ tên Tám vừa quay qua chúng tôi than thở: “Bóp cáinày phải mang bao tay, về rửa xà bông hoặc comfort hàng chục lần, không thìtay còn hôi thối ba ngày chưa hết”.
Khi được hỏidấm và thuốc tẩy dùng để làm gì, bà Tám có vẻ rành rẽ: “Dấm để tẩy trắng vàkhử mùi thối của thạch. Càng bỏ nhiều thạch sẽ càng đẹp và mất đi cái mùithối khó chịu. Còn thuốc tẩy, nếu không có nó thì để 1- 2 ngày thạch sẽ đenthui và thối dữ lắm! Có thuốc sẽ bảo quản được thạch 6 tháng không hề gìcả”.
Theo tìm hiểucủa chúng tôi, thuốc tẩy cơ sở A Lộc sử dụng để bảo quản thạch có xuất xứ từTrung Quốc. Thuốc có tên khoa học là Chlorine dioxide (ClO2). Đâylà loại thuốc tẩy mạnh cấm dùng để chế biến hay bảo quản thực phẩm.
“Phụgia” là các loại phân bón
Công nhân dùng thuốc tẩy (ClO2) để tẩy trắng thạch dừa thô - Ảnh: Hữu Khoa |
Khi tiếp xúcvới anh Nhật, một trong những người quản lý xưởng thạch dừa A Lộc lâu năm,anh phán chắc nịch: “Các cơ sở sản xuất thạch dừa ở Bến Tre đều có chung mộtquy trình sản xuất. Khi nấu họ đều cho các loại phân bón SA, NPK, DP... vàhàng chục chất phụ gia khác. Nếu phần trăm nước càng nhiều thì liều lượngphân sẽ phải bỏ nhiều hơn”. Anh cho biết thêm thường thì nước dừa khi nấuchỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là nước sông chiếm 70%.
Tại cơ sở nấuthạch của ông Nguyễn Văn Phương, tổ nhân dân tự quản số 9, ấp Thuận An A, xãMỹ Thạch An, Bến Tre, chúng tôi đã chứng kiến quy trình nấu thạch sởn gai ốcở đây. Cơ sở có 7 người làm, gồm cả hai vợ chồng ông Phương. Với hơn 5.000khay thạch, công suất mỗi lần xuất cũng ngót nghét 6 - 7 tấn thạch tươi giaiđoạn một. Để nấu thạch luân phiên, ông Phương mua hàng ngàn lít nước dừa khôchất đống ở góc xưởng. Những chiếc can 30 lít cáu bẩn đựng đầy nước dừa phagiấm đã lên men mùi thum thủm.
Đến màn pha chếphụ gia, ông Phương chỉ đạo toàn bộ công nhân đi múc thạch. Một mình ông“đạo diễn” khâu nấu nướng. Sau khi lửa từ lò nấu đượm hồng, ông cho xả đầynước vào chiếc bồn nấu hơn 800 lít. Nước bồn nấu chớm sôi, ông tới đống phânchất các loại phân SA, NPK, DP, đường đen hí hoáy cân từng loại cho vào xônhựa nhỏ.
Nước dừa lên men dùng để nấu thạch dừa - Ảnh: Chính Thành |
Cứ một mẻ nấunhư vậy ông cân 6kg phân NPK và phân SA, gần nửa kg phân DP và 7kg đườngđen. Ông Phương giải thích hồn nhiên: “Phân DP là để cho thạch dừa tăng độcô đặc lại. Còn SA và NPK sẽ giúp miếng thạch dừa dày lên”. Thấy chúng tôitỏ vẻ ái ngại, ông Phương cười trấn an: “Mấy loại phân này cho phép bỏ mà,đâu có sao!”.
Theo quan sátcủa chúng tôi, đến ngày nấu thạch ông thường nấu 7 - 8 mẻ một đợt. Cứ mỗi mẻnấu ông Phương cho 11 can nước dừa vào nồi. Số nước còn lại ông hút trựctiếp từ con rạch ngoài xưởng đổ vào với tỉ lệ 40% nước dừa - 60% nước rạch.Ngoài đường nhìn vào thấy khá rõ con rạch ông dùng để lấy nước nối với nhiềunhánh rạch nhỏ chạy khắp tổ nhân dân tự quản 07- 09, ấp Thuận An A.
Những ngày tiếptheo, tiếp xúc nhiều cơ sở nấu thạch khác, chúng tôi ghi nhận công thức “phụgia” đặc biệt này đều được áp dụng cho hầu hết các cơ sở ở đây. Chiều16-4, tại cơ sở của bà Út Tan ở tổ 3, ấp 2A, xã Nhơn Thạnh, chúng tôi chứngkiến công đoạn nấu tương tự xưởng nấu của ông Phương.
Tại cơ sở này,anh Toại là công nhân được tin tưởng giao nấu thạch đang hì hục làm mộtmình. Bên cạnh Toại là đống phân SA, NPK, đường đen chất thành đống cạnh lònấu. Tới lúc pha chế, không cần cân đong rườm rà, anh Toại chỉ cần lấy nhữngbọc phân to tướng đã được ông chủ để sẵn trong bọc nilông pha chút nước rồiđổ thẳng vào nồi nấu đang sôi ục ục. Trong chốc lát, từ nồi nấu bốc hơi nướcmạnh phả vào mắt mũi chúng tôi cay xè.
|
|
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.