Học sinh “chạy việt dã” ôn thi học kỳ

Ôn bài mọi lúc mọi nơi, không có lấy chút thời gian để nghỉ ngơi, giải trí… là tình cảnh của học sinh trong thời điểm chạy đua thi học kỳ.

Ôn bài mọi lúc mọi nơi,không có lấy chút thời gian để nghỉ ngơi, giải trí… là tình cảnh của họcsinh trong thời điểm chạy đua thi học kỳ.

Về đến nhà sau ngày học căngthẳng lúc 6 giờ tối, cu Đen, tên gọi ở nhà của cháu Nguyễn Thế Anh, học sinhlớp 3 một trường tiểu học ở quận Tân Bình, TPHCM nhảy ngay vào bàn học.Trong lúc chờ bố mẹ chuẩn bị bữa tối, cu Đen tranh thủ làm bài tập. Sát giờăn cơm, chị Hà, mẹ cháu vội vàng giục con đi tắm rửa rồi vào dùng bữa. Ngaysau bữa cơm, cu cậu lại tót ngay vào bàn học.

Học sinh “chạy việt dã” ôn thi học kỳ
Lịch thi học kỳ một số môn dày đặc mà học sinh phải “gánh”. (Ảnh: Hoài Nam)

“Con mà không học ngay thìkhông làm bài tập kịp. Một đêm con phải làm từ 5 đến 10 bài tập cho các môn.Nhiều hôm con ngủ gục làm không hết thì sáng mai dậy sớm làm tiếp. Nhiều bạnlúc đến lớp còn phải lôi tập ra làm cho xong”, cháu Đen nói. Cậu bé tỏ rabuồn xo khi không được xem bộ phim hoạt hình đang chiếu trên ti vi. CuốnConan tập 69 bố mẹ mua sẵn nhưng Đen vẫn chưa đọc vì phải chờ thi học kỳxong.

Chị Hà, mẹ cháu Đen, cho hayvợ chồng chị đều là dân buôn bán, không nắm rõ chuyện học hành, thi cử củacon nhưng nghe cô giáo con nhắc nhở chuyện thi học kỳ nên anh chị cũng chỉbiết thúc con học. “Mà kể cả vợ chồng tôi không thúc vẫn cháu nó vẫn đuatheo bạn bè để học”.

Thời điểm cô con gái học lớp4 ôn thi học kỳ, lịch sinh hoạt của gia đình chị Lan (ở đường Trần Hưng Đạo,phường Cô Giang, Q.1, TPHCM) cũng bị xáo trộn. Cháu ôn bài miệt mài đến 10 -11 giờ đêm nên anh chị phải thay phiên thức chờ con. Buổi sáng, thức con dậysớm tiếp tục ôn bài nên anh chị cũng đành dậy theo. Những hoạt động giải tríhiếm hoi hàng ngày của con gái như đến khu vui chơi, đọc truyện tranh, xemphim… thời gian này đều được gác lại.

“Bài tập nhiều vô kể, sáchhọc rồi đến sách nâng cao. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử… nhiều mônvậy nếu không ôn thì thi sao được. Nhìn con học tôi cũng xót nhưng đành chịuthôi, con nhà ai giờ cũng phải học căng như vậy chứ riêng gì con mình”, chịLan nói.

Có thể nói, điểm thi học kỳdùng để xếp loại, khen thưởng học sinh trở thành áp lực đối với các em họcsinh. Và chắng phụ huynh, giáo viên nào muốn con mình, học trò mình thi điểmkém nên việc ôn thi học kỳ càng trở nên căng thẳng với các em.

Có mặt tại cổng trường THCSTrí Đức (Q.1, TPHCM) sau giờ tan học một ngày gần đây, chúng tôi lại đượcchứng kiến rõ mồn một gánh nặng thi học kỳ. Khoảng thời gian chờ bố mẹ đếnđón là lúc học sinh có thể bay nhảy, vui đùa với bạn bè đã được thay thếbằng cảnh các em tranh thủ lôi sách vở ra học. Trò cặm cụi làm bài, trò kháclại hỏi bài bạn… tất cả chỉ biết đến bài vở cho kỳ thi.

Học sinh “chạy việt dã” ôn thi học kỳ
Học sinh trường THCS Trí Đức (Q.1, TPHCM) tranh thủ ôn bài trong khoảng thời gian ngồi chờ bố mẹ đến đón (Ảnh: Hoài Nam)

“Bọn con phải thi 13 môn lận,không học sao được. Bây giờ học, tối về cũng học đến 11 giờ mới đi ngủ”, lờimột học trò lớp 6 đang ôn bài cùng nhóm bạn trước cổng trường vào lúc gần 5giờ chiều.

Trong nội dung hướng dẫn kiểmtra định kỳ học kỳ I bậc tiểu học năm học 2010 - 2011, Sở GD-ĐT TPHCM có yêucầu với các trường không được gây căng thẳng, áp lực cho học sinh. Thế nhưngthực tế, các em học sinh vẫn phải “gánh” khối lượng bài vở vượt quá sức mìnhmà chẳng biết sau những ngày bỏ hết vui chơi, giải trí chỉ dành cho việchọc, các em có thể tiếp thu được những gì. Với kiểu học nhồi nhét như vậy,phải chăng chỉ cần thi để đạt điểm tốt còn kiến thức “nạp” được vào đầu cácem hay không không quan trọng?

Các em đang rất cần được sốngcho bản thân mình, đúng với lứa tuổi của mình thay vì phải sống theo mongmuốn và thành tích của người lớn đặt ra như vậy.


Theo HoàiNam
Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.