Hội thảo Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông

Sáng 11/4, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hà Nội phối hợp với Hội cầu đường Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân". Đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố chủ trì Hội thảo.

Hội thảo Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông-1

Mục tiêu của Hội thảo là tìm giải pháp loại bỏ xe máy và giảm các phương tiện giao thông cá nhân khác trong giao thông nội đô

Cùng dự có các báo cáo viên là các lãnh đạo đơn vị quản lý giao thông, các chuyên gia và những nhà khoa học về chuyên ngành giao thông vận tải và đường sắt đô thị.
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hà Nội cho biết, mục tiêu của Hội thảo là tìm giải pháp loại bỏ xe máy và giảm các phương tiện giao thông cá nhân khác trong giao thông nội đô. Hay khi nào các phương tiện giao thông công cộng nội đô phải đáp ứng mọi yêu cầu đi lại của người dân.
 
“Để loại bỏ xe máy trong giao thông nội đô nhiều thành phố trên thế giới đã có những giải pháp khoa học, lộ trình hợp lý đã loại bỏ xe máy và giảm ô tô cá nhân ở trong nội đô”, ông Lê Xuân Rao nêu dẫn chứng.

Hội thảo Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông-2

Quang cảnh Hội thảo

Trong Hội thảo này, với sự tham gia của các đơn vị quản lý đường sắt và Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hà Nội Metro, các đại biểu sẽ được nghe về những khó khăn vướng mắc để từ đó sẽ có những giải pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc này. Đề xuất các giải pháp: Lựa chọn tuyến và phân kỳ đầu tư hợp lý, khoa học, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đường sắt đã được quy hoạch của thành phố Hà Nội là 9 tuyến. “Tuy nhiên với số vốn huy động lớn thì không thể nào làm được ngay, thì lựa chọn cách phân kỳ như thế nào để đảm bảo được mục tiêu nội dung đặt ra. Về vấn đề này theo chúng tôi nên có những ưu tiên những tuyến trong phần nội đô, những đoạn mà trong nội đô của 9 tuyến kia cái nào ưu tiên thi công trước”, ông Lê Xuân Rao nhấn mạnh.
 
Trước khi vào tham luận tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, trong nhiệm kỳ này Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 bao trùm tất cả các lĩnh vực của Thủ đô, tập trung giải quyết những câu chuyện lâu dài chiến lược, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp rất cụ thể để giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách, trước mắt của Hà Nội trong 5 năm, 10 năm tới. Nghị quyết thể hiện tầm nhìn chiến lược, mang tính thời đại của Đảng ta đối với sự phát triển của Thủ đô, phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đặt yêu cầu, nhiệm vụ cho Thủ đô cao hơn, mục tiêu đi xa hơn, khát vọng cháy bỏng hơn.
 
Tiếp đó, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW, ngày 28/02/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2035, Hà Nội sẽ hoàn thành 400 km đường sắt, còn Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành hơn 200km.
 
“Như vậy còn khoảng 12 năm nữa với mục tiêu, khát vọng như vậy đặt ra bài toán của Hà Nội không đơn giản, nếu làm được cần tạo ra đột phá, khác thường. Để làm điều đó cần có chính sách, phải có pháp luật, hoàn thiện chính sách pháp luật. Do đó, Bộ Chính trị giao Hà Nội phối hợp Quốc hội, Chính phủ để xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Dự án này bám sát Nghị quyết số 15-NQ/TW cụ thể hóa, thể chế hóa… và quan trọng Luật Thủ đô lần này cần phải đưa ra cụ thể, khả thi nhưng cũng phải đột phá, vượt trội thì mới thực hiện được mục tiêu Hà Nội là Thủ đô của cả nước. Đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.
 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cũng cho biết, trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã phối hợp nhiều với các Bộ, ngành, hàng trăm các cuộc hội thảo ở các cấp khác nhau, ở các ngành khác nhau về các lĩnh vực của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
 
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội sẽ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), đầu tiên sẽ ưu tiên cho đường sắt đô thị vì đường sắt đô thị có nhiều ưu điểm: Giảm ùn tắc giao thông, vận tải khối lượng lớn, giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm không khí và tốc độ di chuyển nhanh giúp tiết kiệm thời gian… để đưa vào Luật. Đối với Việt Nam là mới nên rất cần sự tham gia vào cuộc của các nhà khoa học, các chuyên gia, lan tỏa ý tưởng truyền thông chính sách để nhân dân, các doanh nghiệp, các cấp lãnh đạo, các đại biểu Quốc hội hiểu và chia sẻ. Do đó, tại Hội thảo này, Thành phố rất mong muốn tập trung thảo luận về đường sắt đô thị, về những giải pháp để đạt mục tiêu 2 năm tới sẽ đạt mục tiêu 100km.

Theo hanoi.gov.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://hanoi.gov.vn/tintuc_sukien/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/3/2862779/hoi-thao-uong-sat-o-thi-trong-he-thong-giao-thong-thong-minh-nham-giam-un-tac-giao-thong.html?fbclid=IwAR2IS7AA5jVRy9SRF9Ch10aCZRxZUTRQotkc_cAwWcfQ50M2CV_j6KwCxp8_aem_AWT_6GvSseqkJ-ZNs_Xe8_k-XdZsy06ls7jLOEEJPNZl6zEVWBQJAl_vnxj1aivppZi_P8QOwQr47n6SmYRkk6Dq

ùn tắc giao thông


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.