Khó dẹp nạn biếu xén cuối năm

Tập quán hay tệ nạn?

Cứ đến dịp Tết đếnXuân về, việc biếu xén bằng công quỹ, biếu xén bất thường... lại trở thành vấnnạn xã hội nhức nhối. Chúng tôi có trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan xungquanh thực trạng này.

Tậpquán hay tệ nạn?

Thưa bà,cứ mỗi dịp cuối năm tình trạng “quà cáp, biếu tặng” lại rộ lên như một phongtrào. Liệu đây có phải là nét văn hoá, thể hiện sự kính trọng, thân thiết?

- Việc quàcáp, biếu tặng là một tập quán rất tốt đẹp của dân tộc. Mỗi khi Tết đến xuân vềngười ta thường nhớ ơn những người có công, những người giúp mình nên người.

Chẳng hạnnhư là đối với những người thầy, những thầy thuốc đã cứu chữa cho mình, cứu chữangười thân của mình khỏi cơn nguy khốn hoặc là cha mẹ có công dưỡng dục mình. Đểthể hiện tình cảm mình có những món quà nhỏ để biếu vào dịp Tết. Nếu như ở mứcđó là tốt đẹp.

Chỉ thị của Bộ trưởng BộThông tin và Truyền thông: “Không mang quà, hoa đến nhà riêng các đồng chílãnh đạo để chúc Tết. Không dùng tiền, tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc cónguồn gốc từ ngân sách, từ công quỹ, từ các nguồn tài trợ để tổ chức liênhoan, chiêu đãi, thưởng, biếu, cho, tặng sai chế độ quy định của Nhà nước...không sử dụng xe công để phục vụ cho các hoạt động cá nhân”.

Nhưng saunày việc biếu xén trở thành tệ nạn. Nó đã đi quá xa khi mà đối tượng được biếukhông phải là những người mà tôi vừa nêu mà là các quan chức, cấp trên của cơquan. Kể cả những người ngoài cơ quan nhưng là những người bằng vị trí, bằngquan hệ của họ có thể thực hiện được một việc gì đó có lợi cho người đi biếu.

Khó dẹp nạn biếu xén cuối năm

Chuẩn bị giỏ quà Tết tại một cửa hàng trên phố Hàng Da, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Và cuối cùngđã sinh ra tệ biếu xén. Thậm chí có khi chưa được giúp gì vẫn biếu, vì biết đâusau này giúp được gì đó. Dịp Tết chỉ là một cái cớ.

Vậy, bànhận xét thế nào về tình trạng “quà cáp, biếu tặng” lãnh đạo, cấp trên vào dịpcuối năm?

- Một khigiá trị những thứ biếu xén ngày càng lớn, nó không đơn thuần là tình cảm nữa, màmọi thứ đều quy ra tiền. Mặc dù người được biếu đôi khi không là ruột rà, khônglà thầy trò. Thanh tra Chính phủ vừa có công văn chỉ đạo việc kiểm soát quà Tếtcuối năm, nhưng tôi cho rằng chẳng thể kiểm soát được. Bởi nhịp độ những người“đi Tết” ngày càng tăng cao, các tỉnh cũng đổ về Hà Nội đông hẳn lên.

Nhữngmón quà biếu mà bà cho là vượt xa so với ý nghĩa của nó là gì, thưa bà?

- Ngày Tếtcó thể biếu tặng bó hoa, cành đào, chai rượu nhẹ, vài thứ hoa quả, là những thứdùng vào dịp Tết, biếu cho người thân, cho gia đình. Cái đó là ở mức độ tìnhcảm.

Nhưng tặngquà cho nhau, ngoài những chiếc phong bì nặng, thậm chí gửi tiền qua tài khoảntrong nước và nước ngoài, quyền sở hữu nhiều cổ phiếu… thì còn biếu nhau cả “lô”đất với giá trị hết sức lớn. Những thứ có giá trị tài sản thì không là quà nữa,bản thân người nhận cũng biết đấy không phải là quà tình cảm nữa.

Quà tìnhcảm và quà mang tính chất hối lộ hiện chưa có tiêu chí để phân biệt? Theo bà cócách gì để chúng ta phân biệt rạch ròi chuyện này, tránh sự “biến tướng”?

- Tôi nghĩlà khó để nhận định. Việc kiểm soát từ người biếu là rất khó vì họ không nhậnrằng mình đưa quà hối lộ. Họ hiểu nhau và thoả thuận với nhau.

Theo bà,làm thế nào để hạn chế tình trạng quà cáp, biếu xén dịp cuối năm, vừa gây áp lựclên người đi biếu, vừa gây áp lực cho người được biếu?

- Tôi chorằng muốn hạn chế tình trạng này không có cách gì khác ngoài việc phải công khaiquyền lực để những người có quyền không được nhập nhèm, không được lấy đó là lợithế của mình.

Quyền banphát được công khai minh bạch, chẳng hạn như quyền cấp dự án, quyền cấp đất, cấpphép kinh doanh… Người ra quyết định phải có trách nhiệm giải trình tại sao lạiquyết định cho người này mà không cho người khác. Phải chịu trách nhiệm trướcquyết định đó, phải thật minh bạch.

Không thểtrách người đi biếu mà phải trách người nhận quà biếu. Và phải tự đặt câu hỏidựa vào đâu mà họ lại được nhận những món quà giá trị như vậy.

Xin cảmơn bà!


TheoHương Thuỷ
Dân Việt



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.