Kinh hoàng chợ "nguyên liệu" hàng cơm, bún chả

Chúng tôi đến chợ đầu mối phía nam thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội từ sáng sớm. Công việc mua bán thực phẩm đang diễn ra sôi nổi. Ngoài cái không khí tanh nồng của cá, tôm là những quầy hàng thịt lợn với đủ các loại thịt sườn được chủ lái gom về từ đêm.

Các chủ hàng cơm, bún chả... thường tìm đến các chợ đầu mối để muathịt về làm hàng. Nếu khéo làm, mỗi bát bún chả có thể lãi gấp 3 lần. Cònloại thịt mà họ mua về thì...
 
Thịt rẻ hơn 20 nghìn đồng/kg so với thị trường

Chúngtôi đến chợ đầu mối phía nam thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội từ sáng sớm. Công việcmua bán thực phẩm đang diễn ra sôi nổi. Ngoài cái không khí tanh nồng của cá,tôm là những quầy hàng thịt lợn với đủ các loại thịt sườn được chủ lái gom về từđêm.

Kinh hoàng chợ "nguyên liệu" hàng cơm, bún chả
Mua đến đâu, cạo lông thịt đến đấy

Nhữngphản thịt màu nhờ nhờ được bày bán la liệt tại khu D của chợ. Không giống nhưthịt lợn tại nhiều nơi nhìn tươi và ngon hơn. Theo “kinh nghiệm” của một vàingười bán hàng trấn an khách mua: thịt nhờ nhờ là do chưa cắt hết tiết, thịt gặpnước khi vận chuyển.

Trongvai một người đi mua thịt về làm bún chả, chúng tôi được nhiều người bán chàohàng rất mặn mà. Người thì quảng cáo thịt tươi vừa mổ, người giới thiệu lợn siêunạc, giá siêu mềm. Theo khảo sát, giá thịt giao động từ 30 đến 45 nghìn đồng/kg(rẻ hơn giá thị trường khoảng 20 nghìn đồng/kg).

Mónhàng chúng tôi hỏi mua là những đống thịt với đủ các loại đầu, cổ, ba chỉ,được lọc nhanh vất đầy chậu. Người bán hàng vừa lọc thịt từ đống bùng nhùngvừa rao giá 15 nghìn đồng/kg, nếu muốn nạc hơn có thể mua thêm vài lạng thịtnạc pha thêm.

Một xô nước rửa cả con lợn ngót tạ

Theo mộtthói quen định sẵn khách hàng chỉ cần chỉ tay vào chỗ thịt mình muốn mua thìngười bán hàng sẽ mang ra xay, phục vụ hết mình. Theo chị Nga, một người bánthịt cho biết, chị chở lợn từ Văn Giang, Hưng Yên sang đây từ 3h tối. Chị chỉkịp chọc tiết lợn móc lòng phèo và chở đi. Lông lá còn chưa kịp làm.

Kinh hoàng chợ "nguyên liệu" hàng cơm, bún chả
Lông

Giá thịtmềm là vì bán buôn cho các chủ quán cơm, quán bún chả… Mặt khác lợn hơi chị muavào cũng rất rẻ (dưới 20 nghìn/kg, trong khi đó giá trên thị trường là 26 đến 28nghìn đồng/kg  tùy từng con lợn). Phong cách bán hàng của chợ này rất khác.Khách mua đến đâu cạo lông đến đó.

Nhữngnồi nước sôi được đặt lên những chiếc bếp ga du lịch mỗi khi khách mua hàng thìmiếng thịt sẽ được nhúng vào nồi nước để cạo lông. Cạo xong được mang đi xay.Việc rửa thịt ở đây trở nên xa xỉ vì một xô nước nhỏ phải rửa cho cả con lợnnghót tạ. Và dĩ nhiên, khi thịt đã được rửa nước, xay rồi, thì khách chỉ cầnmang về làm bún chả, chứ ai lại... rửa lại thịt làm gì?

BácNa, bán bún chả trên phố Tam Trinh đang mải mê chọn hàng. Bác cho biết mỗisáng bác lấy khoảng 10 kg thịt xay giá 25 nghìn loại này khá ngon. Trong khichờ thịt xay bác tranh thủ thái 7kg thịt ba chỉ vừa mua ngay tại đống lônglá được bày sẵn. Bác cho biết nếu mua thịt tại các chợ khác thì vừa đắt, vừakhông có nhiều hàng cho chọn. Mỗi bát bún chả nếu làm khéo thì lãi gấp 3lần.

Đeo găng cáu két vì bẩn để nạo đu đủ

Tại khuvực quả quả, những đống đu đủ xanh được khuân về từ nhiều nơi đang chờ người đếnmua. Các chủ hàng còn làm sẵn nộm đu đủ, cà rốt và bán với giá 7 nghìn đồng/kg.

Những“công nhân” tay thoăn thoắt gọt đu đủ và đưa lên bàn nạo. Đôi tay được đeo nhữngchiếc găng tay đen xì như lâu ngày không giặt. Những thùng xốp cáu đen chứa đồnạo sẵn để ngay giữa đống rác. Mỗi khi đu đủ, cà rốt rơi xuống dưới nền đều đượcngười bán hàng tận dụng nhặt vào thùng để bán.

Kinh hoàng chợ "nguyên liệu" hàng cơm, bún chả
Đu đủ trộn bùn đất

Cà rốtđược đổ từ bao lớn ra đất. Sau khi cà rốt được cắt đầu, cắt đuôi là đưa lên nạokhông cần gọt vỏ. Một chị đang chọn ca rốt nhờ nạo cho biết khi cà rốt đã đượcrửa sạch từ khi đóng bao nên không còn vết đất cát.

Quan sátmột hồi lâu chúng tôi thấy đu đủ gọt xong không qua rửa nước sẽ được ném vàothùng chứa và người bên cạnh sẽ tranh thủ nạo cật lực. Chị bán hàng cho biết mỗingày chị nạo bán khoảng 2 tạ đu đủ xanh cung cấp cho các quán bún chả, bún nem…nhiều khi còn cháy hàng ,khách mua nhiều không kịp nạo.

Khitrao đổi về việc vệ sinh thực phẩm, chị cho biết, đu đủ nạo xong rất mềm nênngười mua cứ thế là dùng. Chị che chắn việc không rửa: “Tay đã đeo gang, đuđủ gọt xong là ném ngay vào thùng, tất cả các khâu đều khép kín không chạmđất rồi còn gì”.

TheoBee


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.