Lệ phí tăng, trường vẫn lỗ

Lệ phí dự thi ĐH, CĐ năm 2010 đã tăng và nộp gộp một lần khiến lượng thí sinh "ảo" giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH, CĐ ở Hà Nội vẫn không thoát khỏi cảnh bù lỗ như mọi năm bởi số lượng phòng thi, giám thị chỉ giảm chút ít, trong khi các chi phí đồng loạt tăng giá.

Lệ phí dự thi ĐH,CĐ năm 2010 đã tăng và nộp gộp một lần khiến lượng thí sinh "ảo" giảmđáng kể.Tuy nhiên, nhiều trường ĐH, CĐ ở Hà Nội vẫn không thoát khỏi cảnh bù lỗnhư mọinăm bởi số lượng phòng thi, giám thị chỉ giảm chút ít, trong khi các chiphíđồng loạt tăng giá.

Thí sinh "ảo"giảm, phòng thi không giảm
 
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tổng số hồ sơ ĐKDTtuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 là 1.868.742 hồ sơ (giảm 12% so với năm 2009).Trong đó, hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH chiếm 73,7%, hồ sơ thi CĐ chỉ chiếm26,3%. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH ở Hà Nội cho biết, mặc dù đã giảm về sốlượng thí sinh (TS) "ảo", nhưng công tác tổ chức kỳ thi tại các Hội đồng thivẫn không có nhiều thay đổi so với năm 2009 khi số lượng phòng thi, giám thịhầu như không giảm.
Lệ phí tăng, trường vẫn lỗ
Ảnh minh họa
 
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, Trưởng ban Đào tạo (ĐHQuốc gia Hà Nội) cho biết, năm nay trường có 30.724 TS ĐKDT, giảm 11.557 TSvới năm trước. Số TS giảm do tác động của tăng lệ phí thi và phương thứcđóng tiền một lần, khiến các TS phải cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới nộp hồ sơĐKDT. ĐH Quốc gia Hà Nội thành lập 3 Hội đồng coi thi, trung bình 1 phòngthi có 30 TS, trường đã phải huy động khoảng 1.000 phòng thi. Riêng ở HàNội, trong 2 đợt có tới 49 điểm thi.
 
 
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, mặc dù TS "ảo" giảm,tuy nhiên quy mô tuyển sinh vẫn phải đảm bảo giống với năm trước. Cụ thể,năm 2009 mỗi phòng thi cho 40 TS (do tỷ lệ "ảo" nhiều), nhưng năm nay sốphòng cơ bản được giữ nguyên, tính theo trung bình 30 TS/phòng thi, bởi theodự tính số TS dự thi sẽ cao. Bên cạnh đó, có những TS khuyết tật sẽ được bốtrí một phòng thi đặc biệt giúp các em tự tin, làm bài tốt theo đúng quychế... Do đó, trường vẫn phải huy động cán bộ coi thi như năm ngoái.
 
Năm nay, ĐH Nông nghiệp Hà Nội có 43.000 hồ sơĐKDT, giảm khoảng 8.000 hồ sơ so với năm 2009. Tuy nhiên, theo PGS.TS ĐinhVăn Chỉnh, Phó hiệu trưởng nhà trường, mặc dù số lượng TS đã giảm nhưngtrường vẫn phải chuẩn bị một cách tốt nhất để phục vụ cho 43.000 TS đã ĐKDTvới tổng số phòng thi lên tới 11.000 phòng. Số phòng thi năm nay giảm khôngđáng kể so với năm trước.
 
Một số trường giảm TS "ảo" so với năm ngoáinhưng tổng số ĐKDT vẫn ở mức cao như: ĐH Công nghiệp Hà Nội (52.000 TS), ĐHThương mại (39.000 TS), ĐH Giao thông vận tải (18.000 TS), ĐH Xây dựng(16.000 TS), ĐH Bách khoa Hà Nội (12.800 TS), Học viện Tài chính (16.000TS)... ít có sự biến động lớn về số lượng phòng thi, giám thị so với nămtrước. Với các trường có số hồ sơ ĐKDT tăng như: Viện ĐH Mở Hà Nội (18.500TS), ĐH Công đoàn (26.000 TS), ĐH Lâm nghiệp (13.000 TS), ĐH Thủy lợi(15.500 TS), Học viện Ngân Hàng (16.474 TS)... bắt buộc phải tăng thêm cácđiểm thi, phòng thi phục vụ TS.
 
Các trường lobù lỗ
 
Lượng TS "ảo" bất ngờ giảm được đánh giá là cơhội tốt để các trường giảm gánh nặng chi phí bù lỗ trong công tác kỳ thituyển sinh. Tuy nhiên, các trường lại không thể mạo hiểm giảm phòng thi,giám thị bởi TS "ảo" giảm đồng nghĩa TS đã ĐKDT chắc chắn sẽ thi. Chưa kịpmừng khi lệ phí đã tăng lên 50.000 đồng/TS, thì hàng loạt chi phí liên quancũng "ăn theo", khiến các trường phải "xoay sở" trong việc bù đắp kinh phítổ chức. Cụ thể, giá thuê phòng thi đã lên mức 250.000 - 300.000 đồng/phòngthi (tăng 50.000 - 100.000 đồng/phòng). Mức bồi dưỡng giám thị được nâng lên350.000 - 400.000 đồng/người/đợt thi, chi phí in sao đề thi tăng thêm khoảng2.000 đồng/3 môn... khiến nhiều trường chịu lỗ từ vài chục cho đến vài trămtriệu đồng cho kỳ tuyển sinh.
 

Lệ phí tăng, trường vẫn lỗ

TS Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo (Họcviện Ngân hàng) cho biết: "Năm nay có 16.474 TS ĐKDT vào Học viện Ngânhàng (tăng 3.000 TS). Học viện tổ chức 12 điểm thi tại Hà Nội với 374 phòngthi. Nhìn chung, các trường phổ thông đều nâng giá thuê các phòng thi, cụthể giá thuê khoảng 250.000 - 300.000 đồng/phòng. Mức bồi dưỡng cho giám thịtăng thêm 50.000 đồng lên 300.000 đồng/đợt thi... Thu không đủ bù chi. Nămngoái Học viện bù lỗ 35 triệu đồng, năm nay mặc dù lệ phí đã tăng, nhưngnhiều khả năng vẫn tiếp tục phải bù lỗ".
 
Theo PGS. TS Đinh Văn Chỉnh, mức phí nộp hồ sơĐKDT đã được nâng lên, nhưng cũng giống như mọi năm mức thu vẫn không đủ bùcho chi phí của kỳ thi. Năm nay, giá thuê phòng thi đã tăng, mức bồi dưỡngcho mỗi giám thị tăng lên mức 400.000 đồng/3 ngày. "Để hạn chế khoản lỗ, nămnay ĐH Nông nghiệp sẽ phải lấy khoản tiền từ việc in sao đề thi cho khối hệcao đẳng để bù lỗ" - PGS.TS Đinh Văn Chỉnh cho biết.
 
Tương tự, ĐH Quốc gia Hà Nội năm nào cũng phảibù lỗ cho kỳ thi một khoản không nhỏ. Theo PGS. TS Nguyễn Văn Nhã, mức lệphí thi đã tăng nhưng với quy mô tổ chức lớn, kinh phí có phải bù cũng làchuyện bình thường. Nhưng mục tiêu chung của trường là làm sao để tạo điềukiện tốt nhất cho các TS có được kỳ thi thoải mái, nghiêm túc, hiệu quả...
 
Theo ghi nhận ở một số trường có lượng TS tăngcao thì việc bù lỗ được dự báo sẽ nặng hơn.
* Thông tư liên tịch giữa liên Bộ Tài chính - GD&ĐT về chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) ĐH, CĐ và TCCN năm 2010 có tổ chức thi, mức phí như sau: Đăng ký dự thi: 50.000 đồng/hồ sơ; Sơ tuyển đối với các ngành năng khiếu: 100.000 đồng/hồ sơ (tất cả các môn); Sơ tuyển đối với các ngành khác: 40.000 đồng/hồ sơ (tất cả các môn). Lệ phí dự thi văn hóa: 30.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn); Dự thi năng khiếu: 200.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn).
 
* Thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có gần 1,9 triệu hồ sơ ĐKDT, giảm 12% so với năm trước. Trong đó, hệ đại học chiếm gần 1,4 triệu bộ (xấp xỉ 74%), hệ cao đẳng chỉ đạt gần 500.000 bộ (26%). Đợt thi đầu tiên (ngày 4-5/7), khối A có tới 740.000 hồ sơ ĐKDT, đợt 2 tuyển sinh khối B, C, D... (ngày 9-10/7) có hơn 630.000 hồ sơ và đợt cuối thi cao đẳng (ngày 15-16/7) có gần 500.000 hồ sơ đăng ký.
 
 
TheoNgô Quang Huy
Gia đình và xã hội


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.