Lời kể của phi công tiêm kích Su-30MK2 được cứu vớt

Việc đầu tiên tôi thông báo cho gia đình biết mình còn sống. Thứ hai là bảo với vợ gọi điện báo ngay đơn vị - anh Cường mừng tủi.

Việc đầu tiên tôi thông báo cho gia đình biết mình còn sống. Thứ hai là bảo với vợ gọi điện báo ngay đơn vị - anh Cường mừng tủi.

Ngôi nhà anh Phạm Văn Lệ, thôn 4, xã Thạch Bằng, Lộc Hà, sáng nay tấp nập lạ thường. Rất nhiều cán bộ từ các cơ quan quân sự, chính quyền đến để nắm thêm thông tin chuyện anh Lệ cứu sống được phi công vụ Su-30 gặp sự cố trên biển.

“Thấy người lạ đến nhà tôi rất hoảng. Sau khi nghe mọi người nói chồng cứu được phi công trong người nhẹ hẳn. Cầu mong mọi người khỏe mạnh, yên bình”, chị Trần Thị Lê, vợ anh Lệ nói.

phi công Nguyễn Hữu Cường, máy bay SU-30MK2

Lực lượng chức năng sáng nay đã đến nhà ngư dân Phạm Văn Lệ để nắm thông tin

Theo chị Lê, cách đây 6 ngày, tàu rời bến để đánh cá khu vực Nghệ An, trên tàu có 7 người.

Sáng nay, PV VietNamNet đã liên lạc với chủ tàu Phạm Văn Lệ, người đã cứu Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường.

“Tàu tôi cứu được phi công lúc 4 giờ sáng, bây giờ đang ở Nghệ An chờ tàu cứu hộ. Anh Cường mạnh khỏe”, anh Lệ nói ngắn gọn.

Tiếp đó, chúng tôi đã nối máy được với Thiếu tá Cường, lúc này đang ở cạnh anh Lệ chờ tàu ra cứu hộ.

phi công Nguyễn Hữu Cường, máy bay SU-30MK2

Phi công Nguyễn Hữu Cường (ngoài cùng bên phải)

“Lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái. Hai anh em bung dù bay cách nhau khoảng 3km. Lúc rơi xuống biển cách nhau khoảng 6km. Tôi rơi ở gần bờ hơn”, phi công Cường kể lại.

Sau khi được tàu anh Lệ cứu, khi lên tàu Thiếu tá Cường liền gọi điện cho vợ.

phi công Nguyễn Hữu Cường, máy bay SU-30MK2

 

Vợ chồng anh hiện có 2 con trai. Anh từng được phân công nhiệm vụ ở nhiều đơn vị khác nhau như: Yên Bái (Trung đoàn 931), Nội Bài (Trung đoàn 921), Kép (Trung đoàn 927) và hiện nay thuộc quân số của Trung đoàn 923, sân bay Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

 

“Việc đầu tiên tôi thông báo cho gia đình biết mình còn sống. Thứ hai là bảo với vợ gọi điện báo ngay đơn vị. Lúc lênh đênh trên biển, tôi suy nghĩ nhiều lắm. Đến giờ mới thấy mình được sống rồi”, anh Cường mừng tủi.

phi công Nguyễn Hữu Cường, máy bay SU-30MK2

 

Phi công Nguyễn Hữu Cường (trái) sau khi kết thúc 1 chuyến bay huấn luyện.

 

Theo VietNamNet


Phi công

đội bay

Su-30

máy bay tiêm kích


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.