Mưa bão tới muộn, có thể xảy ra lũ lớn ở Việt Nam

Cẩn trọng với mưa bão muộn Tại Hội nghị tập huấn công tác phòng chống lụt bão năm 2010 tổ chức hôm qua (286), các đại biểu cho rằng trong các năm trước, vào các tháng Năm, Sáu và Bảy, miền Bắc thường xảy ra mưa lớn trên diện rộng, nhưng năm nay đến cuối tháng Sáu mà vẫn chưa có mưa, bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trungương, mùa mưa bão năm nay sẽ đến muộn, có thể sẽ xảy ra lũ lớn. Do đó, công tácphòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cần phải được chuẩn bị tốt nhằm hạn chếtối đa thiệt hại.

Cẩn trọng với mưa bão muộn

Tại Hội nghị tập huấn công tác phòng chống lụt bão năm 2010 tổ chức hôm qua(28/6), các đại biểu cho rằng trong các năm trước, vào các tháng Năm, Sáu vàBảy, miền Bắc thường xảy ra mưa lớn trên diện rộng, nhưng năm nay đến cuối thángSáu mà vẫn chưa có mưa, bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Do vậy, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trungương cho rằng năm nay bão sẽ đến muộn hơn so với mọi năm. Bão xuất hiện muộn thìlũ càng lớn. Do đó, các địa phương cần thận trọng đề phòng lũ lụt xảy ra.

Cách đây chỉ một tuần, vào ngày 21, 22/6 ở Tương Dương (Nghệ An) mưa mới chỉ đạt70-80mm nhưng đã gây ra lũ quét, thiệt hại 10 tỷ đồng.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm nay sẽ có5-6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam.

Bắc Bộ và Nam Bộ sẽ có 2-3 đợt mưa rất lớn trên diện rộng. Trung Bộ sẽ có 4-5đợt mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa nhiều hơn bình thường, tập trung từ tháng9-12.

Bắc Bộ, đỉnh lũ trên các con sông suối xuất hiện vào nửa cuối tháng Bảy và đầutháng Tám. Đỉnh lũ trên sông Thao, Lô, Thái Bình, Hoàng Long đều ở mức xấp xỉ vàtrên báo động 3, trên sông Hồng xấp xỉ báo động 2. Mùa lũ ở Bắc Trung bộ sẽ bắtđầu từ cuối tháng Tám đến giữa tháng Mười, sẽ xuất hiện lũ lịch sử trên một sốsông thuộc Trung Bộ.

Mặc dù Việt Nam là nước gặp nhiều thiên tai, bão lụt nhưng ông Trần Quang Hoài,Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão cho rằng công tác phòngchống lụt bão của chúng ta vẫn còn những hạn chế. Các công trình phòng chống lụtbão tuy đã được đầu tư những vẫn còn quan ngại khi thiên tai xảy ra, chưa đảmbảo ổn định sản xuất và đời sống.

Hơn nữa, “trong quá trình đô thị hóa, một số thành phố, thị xã, thị trấn sanlấp mặt bằng để xây dựng công trình, nhà cửa lấn chiếm hành lang thoát lũ. Nhậnthức của cộng đồng đối thiên tai vẫn còn hạn chế. Số đông người dân vùng sâu,vùng xa, vùng thiên tai, bão lũ chưa được tiếp cận với các biện pháp phòng tránhthiên tai. Do vậy, nhiều người dân đã phải chịu thiệt hại không đáng có,”ông Hoài nói.

Mưa bão tới muộn, có thể xảy ra lũ lớn ở Việt Nam

Chủ động phòng chống thiên tai

Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương nhấn mạnh để làm tốt công tác phòngchống lụt bão cần nâng cao vai trò của cấp huyện.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám, Phó Ban Chỉđạo phòng chống lụt bão Trung ương, Việt Nam đã hứng chịu nhiều hậu quả khá nặngnề của thiên tai. Do đó, chúng ta đã tích lũy được nhiều bài học. Kinh nghiệmcho thấy muốn làm tốt công tác phòng chống lụt bão cần huy động toàn bộ hệ thốngchính trị vào cuộc, nâng cao vai trò của cấp huyện trong việc thực hiện phươngchâm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cầntại chỗ).

Tuy nhiên, đại diện các huyện cho rằng công tác phòng chống lụt bão còn gặpnhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Đình Chiêu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Xuyên (Hà Nội)chia sẻ: “Các huyện cần có thông tin kịp thời về dự báo tình hình lụt bão đểcó phương án điều hành, công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão phải đúng hướng vànhanh chóng tuyên truyền tới người dân. Đồng thời, để bảo vệ tốt hệ thống đê kècần quản lý chặt việc cấp phép khai thác khoáng sản, cát trên sông.”

Còn theo ông Đỗ Khoa Văn - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh),hiện nay, trang bị phương tiện cho lực lượng cứu hộ còn thiếu. Nhiều nơi, côngtác phòng chống lụt bão lại làm theo kiểu “cháy nhà mới chữa”, tức là cứ sạt lở,hỏng đê mới cấp kinh phí tu bổ. Do đó, Nhà nước nên cấp kinh phí giúp các huyệnkiên cố hóa đê kè nhằm chủ động phòng tránh lũ lụt. Việc giao cho cấp xã quản lýđê điều hiện nay chưa phát huy được hiệu quả do không có kinh phí.

Vì thế, cần có cơ chế gắn quyền lợi với trách nhiệm của xã với công tác phòngchống bão lụt thì mới làm tốt được.

Theo Ngọc Mễ
 Báo Tin Tức



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.