Mức án 12 năm tù cho Lý Nguyễn Chung có "nặng"?

Có nhiều ý kiến cho rằng mức án với Lý Nguyễn Chung này có phần nặng, bởi bị cáo có nhiều căn cứ để được hưởng giảm nhẹ hình phạt.

Có nhiều ý kiến cho rằng mức án với Lý Nguyễn Chung này có phần nặng, bởi bị cáo có nhiều căn cứ để được hưởng giảm nhẹ hình phạt.

Như tin đã đưa, sáng nay (23/7), TAND tỉnh Bắc Giang tuyên bị cáo Lý Nguyễn Chung (hung thủ thực sự của vụ án oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn) mức án 12 năm tù tội Giết người, 2 năm tù tội Cướp tài sản, buộc bị cáo bồi thường trách nhiệm dân sự số tiền 79 triệu đồng. Tổng hợp hình phạt chung bị cáo phải chấp hành là 12 năm tù. Thời điểm gây án, bị cáo mới 15 tuổi, nên được hưởng chính sách nhân đạo của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội.

Mức án này đang gây nên nhiều tranh luận gay gắt giữa với 2 luồng quan điểm.

Ở luồng quan điểm thứ nhất, nhiều người cho rằng với tội danh của bị cáo Lý Nguyễn Chung gián tiếp gây nên 10 năm tù oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn thì mức án 12 năm tù giam cho 2 tội danh giết người, cướp tài sản là quá nhẹ.

Thậm chí trong phiên tòa sơ thẩm, khi được hỏi, bà Nguyễn Thị Hội (mẹ chị Hoan, nạn nhân bị Lý Nguyễn Chung giết hại vào năm 2003) đã bức xúc đề nghị HĐXX tuyên bị cáo mức án tử hình.

Trên các trang mạng xã hội, cũng không ít người có đồng quan điểm trên khi cho rằng, tội ác Lý Nguyễn Chung gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.

Mức án 12 năm tù liệu có quá nặng với Lý Nguyễn Chung? Ảnh: Lê Hải
Mức án 12 năm tù liệu có quá nặng với Lý Nguyễn Chung? Ảnh: Lê Hải


Ngược lại, nhiều người lại cho rằng mức án 12 năm tù giam với một thủ phạm chưa đủ tuổi vị thành niên (hơn 14 tuổi- thời điểm gây án) như Lý Nguyễn Chung có phần nặng.

Những người có quan điểm này cho rằng tổng khung hình phạt cao nhất dành cho người phạm tội trong độ tuổi từ 14-16 tuổi là 12 năm tù giam.

Xét ở vụ án này, theo khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự (BLHS) bị cáo Lý Nguyễn Chung có nhiều tình tiết có thể xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: Người phạm tội tự thú; người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi; người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.

Đồng thời theo điều 47 BLHS, khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.

Trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Trao đổi với PV  về vấn đề này, Luật sư Lê Văn Khương (Đoàn luật sư TPHCM) cho biết: Việc định khung hình phạt do nhận định của HĐXX dựa trên hồ sơ và toàn bộ quá trình xét xử tại tòa. Tuy nhiên, luật vẫn mở ra các yếu tố giảm nhẹ theo quy định tại điều 46 BLHS.

Nhưng theo luật sư Khương, nếu những yếu tố này Tòa thấy không đáp ứng thì sẽ không áp dụng. Trong trường hợp không đồng tình với mức án của tòa, bị cáo Lý Nguyễn Chung hoàn toàn có thể kháng cáo để xin giảm nhẹ hình phạt.

"Mặt khác cùng 1 điều luật nhưng có nhiều thẩm phán sẽ vận dụng khác nhau. Nếu thẩm phán cảm thấy tình tiết giảm nhẹ của bị cáo phù hợp và ngược lại. Hơn nữa, HĐXX quyết định dựa vào nguyên tắc đa số", luật sư Khương nói.

Theo Gia đình XH


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.