Ngôi làng 10 năm không có đám cưới

Trong vòng 10 năm, dân số trong làng giảm xuống chỉ còn một nửa, trường học, khu vui chơi thiếu bóng người... Đó là tình trạng ở thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Trong vòng 10 năm, dân sốtrong làng giảm xuống chỉ còn một nửa, trường học, khu vui chơi thiếu bóngngười... Đó là tình trạng ở thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, HàTĩnh).

Ngày xưađông đúc

Ngôi làng 10 năm không có đám cưới
Con đò này là "cầu nối" duy nhất giữa làng với thế giới bên ngoài

Đứng trên cầu BếnThủy (TP.Vinh, Nghệ An) nhìn xuống, làng trông như một ốc đảo mọc lên ngay giữadòng Lam thơ mộng. Dù chỉ cách thành phố Vinh vài trăm mét nhưng để đến đượclàng, người ta phải ngược về thị trấn Nghi Xuân cách đó khoảng 10 km rồi đi đòvượt sông rồi vòng lại.

Những người già chobiết làng đã có lịch sử 300 năm, khi xưa từng là nơi buôn bán tấp nập bởi địathế thuận lợi cho tàu bè có thể cập bến ở mọi hướng. Làng từng nổi tiếng với đặcsản rươi (một loại sinh vật sống trong lòng đất, chỉ bơi ra sông một lần duynhất trong năm, là món ăn nhiều người ưa thích), với địa danh bến Giang Đìnhtừng đi vào câu ca: "Ai về bến nước Giang Đình / Nhớ mùa vỏ quýt cho mình muốnrươi".

Có địa thế thuận lợinên trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, Hồng Lam là nơi nổi dậy cướp chínhquyền đầu tiên của tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ). Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,làng cũng là nơi quân ta tập kết, giấu đạn dược, lương thực, tránh sự uy hiếpcủa kẻ thù.

Những năm 1980, dânsố trong làng còn rất đông đúc, khoảng hơn gần 2000 người, chủ yếu gắn bó vớicông việc chài lưới. Xóm trưởng Trần Đình Hòa cho biết, sau cơn lũ lịch sử xảyra vào năm 1988 và đặc biệt là thời điểm cầu Bến Thủy được hoàn thành đưa vàohoạt động nên việc đi lại bằng tàu thuyền không còn được sôi đông như xưa, dânbắt đầu ồ ạt kéo nhau di cư lên bờ, chủ yếu vào các tỉnh phía Nam làm ăn. Chỉtrong vòng 3 năm (1988 đến 1991), làng đã lập một thành tích "đáng nể" khi dânsố giảm nhanh, chỉ còn khoảng 1500 người. Người đi sau ngó người đi trước vàtheo nhau, đến nay làng chỉ còn lại khoảng hơn 600 nhân khẩu. ông Hòa nói: "Đólà con số theo đăng ký hộ khẩu, còn con số thực cư trú thì có thể còn ít hơn bởinhiều người đang có hộ khẩu ở đây nhưng quanh năm đi làm ăn xa".

10 năm khôngđám cưới

Dân bỏ làng mà đinên 10 năm nay, làng tiếp tục lập một kỷ lục khác là không hề có một đám cưới.Một người dân cho biết: "Năm tôi 12 tuổi thì chứng kiến đám cưới của cô Tư conbà Nguyệt xong, rồi từ ấy đến nay không thấy thêm đám cưới nào nữa". Làng cóTrạm Y tế nhưng chỉ có duy nhất một chị hộ sinh suốt 10 năm nay rơi vào cảnh "thấtnghiệp" do chẳng có ai sinh đẻ.

Lâu lâu lại thấy mộtgia đình bán nhà, cuốn tài sản mang đi nên trường học cũng neo dần người. Từ mộtngôi trường với gần 300 học sinh của 2 khối THCS và Tiểu học, nay chỉ còn lạivỏn vẹn 37 học sinh của khối Tiểu học. Cô giáo Nguyễn Ngọc Minh, một trong 8giáo viên dạy học ở thôn Hồng Lam cho biết: "Lớp học nhiều nhất chỉ khoảng 8người, lớp ít thì 4 người. Chúng tôi đều là những giáo viên sống bên kia sông vàmấy chục năm rồi ngày nào cũng lênh đênh trên 4 chuyến đò đi dạy học. Thế nhưngvất vả, hiểm nguy chúng tôi không sợ mà chỉ sợ cảnh lớp học teo tóp dần, có nguycơ trường phải đóng cửa..."

Nhiều năm trước kialàng sống bằng nghề trồng cói nhưng từ nhiều năm nay diện tích đất nông nghiệpngày càng bị thu hẹp bởi sóng sông Lam khoét sâu nên nghề mai một dần. Giờ dânlàng chỉ còn theo những công việc như đánh lưới, muối rươi, tận dụng chút đấtcòn lại sản xuất hoa màu. ông Cao Xuân H., một người dân trong làng nói: "Cứ mưato là nước ngập. Khổ nhất vẫn là khi đau ốm bệnh tật vì để đưa người ốm sangsông chữa bệnh có khi phải mất cả ngày trời".

Theo giải thích củanhững người dân làng, giao thông trở ngại là nguyên nhân dẫn đến thực tế dân bỏlàng đi. "Giao thông khó khăn, đi lại bất tiện, nên người ta chán làm ăn, chánsinh sống, và muốn lên bờ để có một cuộc sống thuận lợi hơn", một người dân nói.

Nguy cơ "xóasổ"

Với những điều kiệnkhó khăn như vậy, lẽ ra nơi đây phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn nhưng có mộtthực tế là nơi đây người dân không được ưu đãi bất cứ điều gì. Họ không được gọilà vùng đặc thù hay vùng sâu vùng xa, mà thuộc KV2 - NT như bao vùng khác ở bênkia sông. Các cô giáo dạy học ở đây luôn phải đối mặt với nguy hiểm rình rập ởnhững chuyến đò cũng than phiền rằng họ không có thêm bất cứ chế độ hỗ trợ gìkhác.

Ông Trần Văn Trường,Chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết: "Do địa thể quá cách trở nên địa phươngcũng khó để có thể quan tâm thường xuyên đến ngôi làng. Chỉ khi mưa to bão lớn,xã mới dám đề nghị huyện cho thuyền lớn đến đưa dân vào bờ, tránh nguy cơ làngbị cuốn trôi hoàn toàn".

Giao thông đi lạikhó khăn, trong khi mỗi năm theo ước tính làng bị khoét sâu trung bình 100m/nămbởi sự tàn phá của những con sóng dữ sông Lam. Không khó để lý giải thực trạngvì sao người ta ồ ạt rời khỏi ngôi làng này. Và tất nhiên, ngôi làng với lịch sử300 năm hình thành này đang đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ".

Theo Đời sốngvà pháp luật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.