Người chồng lái xe gây tai nạn cho vợ đã đuổi con gái ra khỏi nhà

Sau khi về nhà ngoại chơi với mẹ vài ngày, em H.T.N (12 tuổi, ngụ Hóc Môn) bị cha ruột của mình là anh H.T.M (SN 1977) ngắt điện, đuổi về ngoại ở.

Sau khi về nhà ngoại chơi với mẹ vài ngày, em H.T.N (12 tuổi, ngụ Hóc Môn) bị cha ruột của mình là anh H.T.M (SN 1977) ngắt điện, đuổi về ngoại ở.

Đã hơn một tháng nay, kể từ khi chị D.N.T (SN 1977, ngụ huyện Hóc Môn, TP. HCM) bị chồng là anh H.T.M (SN 1977) lái xe ô tô gây tai nạn tại Ngã ba Cống Đôi (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. HCM) ngày 6/10.

Vụ tai nạn khiến chị T. bị gãy khung sườn phải, dập gan, phổi, tuy đã xuất viện về nhà nhưng vẫn chưa thể bình phục nên chị phải về nhà mẹ ruột để dưỡng bệnh. Ba đứa con nhỏ của chị vẫn ở căn nhà nhỏ gần nhà ông bà nội, chỉ đến cuối tuần, các em mới về nhà ngoại thăm mẹ. 

Cơ quan chức năng cho biết sự việc đang trong quá trình điều tra và khi có kết quả sẽ tiến hành xử lý hành vi vi phạm của anh M. 

20-e9248
Khi sức khỏe dần ổn định, chị T. yêu cầu được Trung tâm Pháp y giám định tỉ lệ thương tật của mình.

Mọi chuyện tưởng chừng như đã đi vào điểm kết thì bất ngờ chúng tôi nhận được thông tin cháu H.T.N (12 tuổi, con chị T.) chị cha ruột mình đuổi ra khỏi nhà, ngay cả lối đi vòng nhà bác để vào thăm 2 đứa em cũng bị cha mình cấm bước qua. 

Để tìm hiểu rõ về sự việc trên, chúng tôi đã đến gặp 3 chị em N. thì biết được hiện tại em phải về nhà bà ngoại ở chung với mẹ, hai đứa em nhỏ hơn phải ở nhà nội trong tình trạng được kiểm soát chặt chẽ, có người đưa đón đi học, cho ăn ngày hai bữa nhưng không ai nói chuyện hay hỏi han hai chị em. Cả 3 đều muốn về lại ngôi nhà nhỏ để ở nhưng không được.

Theo N., khoảng hai tuần trước, khi K. (em trai út) đang đi học thì cô giáo điện thoại cho chị T. nói rằng bé bị sốt cao, để gia đình rước về nhà chăm sóc. Thấy bé sốt cao quá, bên nhà chị T. xin phép nhà chồng cho bé ở với mẹ, khi bé hết bệnh sẽ cho về lại nhà nội, N. cũng xin ở bên nhà ngoại vài ngày để chăm em.

Khi em trai hết bệnh, N. và em về căn nhà nhỏ cạnh nhà nội. Đến khoảng 17h30 ngày 9/11, anh M. xuống nơi ba chị em N. ở để yêu cầu vào nhà nội nhưng không nói lý do gì. Vì ở nhà nội không ai tiếp xúc với ba chị em, thậm chí khi em trai sốt cao phải ở nhà ngoại hơn một tuần mà ba mình cũng không hỏi thăm về sức khỏe em trai, nên N. xin được ở lại căn chòi nhỏ của mình.

“Em ở đây đã quen rồi, vả lại lên nhà nội không ai nhìn ngó tới chúng em, rất khó chịu, nên em xin ba cho tụi em ở trong căn nhà nhỏ như mọi ngày. Thế nhưng ba nói rằng: “Nếu mày không lên nhà thì tao ngắt điện, hoặc là ở nhà nội, không thì dọn đồ về nhà ngoại mà ở”.  Em nghĩ ba dọa, không ngờ ba ngắt điện thật. Quá sợ, em điện thoại cầu cứu Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP. HCM, thì bị ông nội giật điện thoại không cho gọi”, N. ngậm ngùi.

22-e9248
V. cho biết em vẫn muốn ở trong căn nhà nhỏ nơi ba chị em thường ở.

Theo N. sau khi anh M. cắt điện, thì em không thể học bài, hai đứa em sợ ba nên về nhà nội, còn em ngồi thui thủi phía trước nhà đến hơn 19h. Sau đó em lén lấy lại điện thoại và điện cho mẹ nhờ bên ngoại lên rước về.

Qua ngày hôm sau, N. trở về nhà nội thì nhà đã khóa hết các cổng, ngay cả lối đi vòng bên phía nhà bác như mọi khi ba cũng nhờ bác cấm em đi vào, khiến em cảm thấy tủi hổ.

1 (2)-e9248
Hiện tại lối đi, về duy nhất của N. là đi nhờ nhà bác ruột cũng đã bị cấm vào.

Em H.T.V (10 tuổi, em gái của N.) cho biết lúc N. đi rồi, em và K. sợ quá nên lên nhà ngủ với bà nội, nhưng vẫn muốn xuống căn nhà nhỏ để ở, em chia sẻ: “Chị hai đi buồn lắm, nhà nội chỉ đưa đi học, về cho ăn cơm chứ không ai nói chuyện với hai đứa em. Em muốn xuống chòi ở vì K. lạ chỗ cứ khóc không chịu ngủ, tụi em muốn chị hai về nhưng ông nội không cho. Xin ba thì ba bảo ở dưới chòi có chuyện gì thì không ai lo, ba không cho xuống đó. Chị hai về xin vô nhà ba nói 1 là đi, 2 là ở chung nhà nội”.

12-e9248
Tuy gọi là nhà, nhưng thực ra đó chỉ là chiếc chòi được dựng tại bằng mái tole, bốn bên là ván ép, vừa đủ để che một chiếc giường ngủ cho ba chị em N. Thế nhưng các em vẫn mong muốn được ở đây.

Ngay khi biết được sự việc của ba chị em, đại diện Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP. HCM đã xuống tận nơi thăm hỏi, động viên, ban đầu hỗ trợ cho các em 2 triệu đồng. Sau sự việc em N. bị đuổi ra khỏi nhà, sáng ngày 12/11, ba chị em N. được Hội mời lên để tìm hiểu sự việc, động viên và hỗ trợ về pháp lý để các em có nơi ăn, chỗ ở ổn định rồi tiếp tục học tập.

24-e9248
Bà Mai Thị Ngọc Mai cho biết: "Việc ăn, ở, học tập, vui chơi... là quyền của trẻ em, và không ai được quyền xâm phạm".

Bà Mai Thị Ngọc Mai (Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM) cho biết vào tháng 10/2015, khi biết được trường hợp của chị T. và ba cháu bé, bà đã cử đại diện xuống tận nhà chị T. để thăm hỏi, tìm hiểu tình hình hiện tại của chị em N. 

Bà chia sẻ: “Khi biết em N. bị gia đình không cho vào nhà, chúng tôi đã mời ba chị em lên để lắng nghe chia sẻ của các em về khó khăn của mình. Chúng tôi cũng đã cử người xuống thăm nhà em N., đó là một căn phòng nhỏ, chật hẹp, không đầy đủ tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Mẹ cháu đang bệnh, không ai cưu mang ba đứa trẻ, nay cháu N. lại bị người thân không cho vào nhà nên hoàn cảnh rất khó khăn. Chúng tôi cũng liên hệ, nhằm tiếp xúc với bên nội của bé nhưng chưa gặp được. Về việc học tập, ăn, ở là quyền của trẻ em, gia đình làm áp lực với em N. là đã vi phạm vào quyền trẻ em, chúng tôi sẽ cố gắng tiếp xúc với anh M. và tư vấn pháp lý để em được sự bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, cũng liên hệ với Hội Phụ nữ TP. HCM để hỗ trợ cho chị T.”.

Chị T. cho biết: “Khi tôi đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị pháp y giám định tỉ lệ thương tật mà anh M. đã gây ra cho mình, thì con tôi lại bị chính cha ruột của nó đuổi ra khỏi nhà. Việc làm này khiến tôi cảm thấy rất chua xót”.

Theo Phạm An / Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.