"Nhà sư" khất thực kiếm tiền mua sữa cho con!

Đó là lời khai của một phụ nữ giả sư đi khất thực ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bị bắt sáng 20-2.

Đó là lời khai của một phụ nữ giả sư đi khất thực ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bị bắt sáng 20-2.
"Nhà sư" khất thực kiếm tiền mua sữa cho con!
Tình hình giả sư nghiêm trọng đến mức sáng 20-2, lãnh đạo Ban Trị sự phật giáo TP Thủ Dầu Một phải chỉ định các nhà sư vào cuộc, xử lý. Theo đó, thượng tọa Thích Thiện Châu, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TP Thủ Dầu Một đã cử 3 nhà sư đi dẹp nạn này.

Các sư nhờ lực lượng “hiệp sĩ đường phố” Bình Dương tìm kiếm và mời bất kỳ ai đang khất thực trên phố về khu vực Chùa Bà làm việc.

Chỉ trong khoảng 1 giờ rảo quanh vài tuyến đường ở trung tâm TP Thủ Dầu Một, “hiệp sĩ” đã gặp và đưa 3 “vị sư” đang “khất thực” trên đường về làm việc. Trong 3 vị bị tình nghi là sư giả có vị cầm bình bát chứa hơn 700.000 đồng!

Đối tượng đầu tiên bị mời về là một người đàn ông trung niên đang "khất thực” trên đường Đinh Bộ Lĩnh. Khi phóng viên hỏi: “Thưa, ông là sư thật hay sư giả?”.

Ông này tỏ vẻ trang nghiêm từ tốn bảo: “Tôi tên Xa Vi. Pháp danh Thích Từ Khanh, thế danh Trần Văn Khanh, 39 tuổi, ngụ ấp Xóm Chùa, xã An Phú, huyện Củ chi –TPHCM. Tôi là nhà sư thật!”.

Đối tượng Khanh (áo vàng, bìa phải) bị sư thật Thích Mỹ Ý nhận định là sư giả!
Đối tượng Khanh (áo vàng, bìa phải) bị sư thật Thích Mỹ Ý nhận định là sư giả!

Đại Đức Thích Mỹ Ý (1 trong 3 nhà sư được phân công dẹp nạn sư giả) kiểm tra đối tượng Trần Văn Khanh bằng vài câu hỏi liên quan tri thức nhà Phật thì y bối rối, ú ớ.

Khi Đại Đức Thích Mỹ Ý bảo Khanh viết tên tuổi, quê quán, nơi thường khất thực ra giấy thì đối tượng viết chữ rất xấu và sai chính tả trầm trọng. Chữ “khất thực” bị viết nhầm thành “thất thật”. Chỉ cần nhìn sơ Đại đức Thích Mỹ Ý đã khẳng định Trần Văn Khanh là sư giả!

Hiệp sĩ kiểm tra tiền khất thực của Khanh
"Hiệp sĩ" kiểm tra tiền "khất thực" của Khanh

Khanh thừa nhận mình bắt đầu giả sư từ khoảng 10 năm trước. Lúc đó Khanh đang là công nhân một công ty sản xuất giày gần cầu Bình Triệu (TP HCM). Tại đây, Khanh quen biết với nhiều người quê Nghệ An, Thanh Hóa vào ở trọ và hành nghề giả sư.

Khanh khai: “Nhờ họ chỉ tôi mới biết cách làm. Nhưng tôi đi khất thực vài bữa thì bị bắt tại TP HCM. Tôi nghỉ đi làm thuê. Rồi tôi bị bệnh viêm gan B, không làm việc nặng được nên tôi quay lại hành nghề giả sư tiếp”.

Khanh khai một ngày đi khất thực từ 7 đến khoảng 9 giờ, kiếm được nhiều nhất tầm 400.000 đồng. “Tôi có vợ với 3 đứa con đang học. Giả sư tôi áy náy nhưng phải làm nuôi con thôi” – Khanh than vãn.

Nguyễn Thị Ngọc Hường là tên một trong những sư giả khác cũng bị vạch mặt vào sáng 20-2. Đối diện với Đại đức Thích Mỹ Ý, Hường khai: “Con mới sinh em bé.

Không làm gì được nên đi khất thực. Mà dịp rằm này con mới đi. Mỗi ngày con đi khất thực kiếm một vài trăm về mua sữa cho con của con thôi”.

Hường khai vừa đẻ con xong thì đi khất thực kiếm tiền mua sữa
Hường khai vừa đẻ con xong thì đi khất thực kiếm tiền mua sữa

Hường khai mình 36 tuổi, ngụ phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, đã ly dị chồng. Hường kể mình ra đường thấy người ta khất thực dễ kiếm tiền quá nên bắt chước. Hường mua áo nhà sư rồi lên khu Chợ Lớn, TP HCM mua bình bát hành nghề.

Lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương khẳng định ở tỉnh này gần như không có nhà sư chính hiệu nào đi khất thực. Vì vậy, những nhà sư áo quần luộm thuộm, cầm bình bát xin tiền ngoài đường đều là sư giả.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.