Nhân viên bảo tàng chụp ảnh tư thế “lạ” trước hiện vật lịch sử

Đại diện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho hay, nhân viên chụp bức ảnh với mục đích vui đùa, hoàn toàn không có ý chế diễu, coi thường lịch sử hay hiện vật lịch sử.

Đại diện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho hay, trong lúc thực hiện việc bảo quản các tài liệu, nhân viên có chụp bức ảnh với mục đích vui đùa, hoàn toàn không có ý chế diễu, coi thường lịch sử hay hiện vật lịch sử.

Ngày 24.11, hình ảnh cô gái tạo dáng chụp ảnh trước các hiện vật lịch sử được đưa lên mạng xã hội. Sau đó, bức ảnh này được nhiều người chia sẻ, kèm theo phản ứng gay gắt: “phản cảm”; “coi thường lịch sử”. Cô gái trong bức ảnh được cho là nhân viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
 

Hình ảnh nhân viên L chụp ảnh tư thế “lạ” trước hiện vật lịch sử

Nickname Nguyen Huong bình luận: " Những hiện vật ấy là minh chứng cho chiến tranh tàn khốc, bao máu xương của ông cha đã đổ xuống. Người dân mà hành động như thế có thể bị xử lý? Nhân viên bảo tàng nhận thức rõ hành vi mà vẫn thực hiện như thế thì khó mà chấp nhận. Bảo tàng này rất nhiều khách du lịch quốc tế đến để nghiên cứu..."

Trao đổi với phóng viên, Đại tá Lê Hồng Vân, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, cô gái tạo dáng trước hiện vật lịch sử tên là P.T.L. Hiện tại, L đang là nhân viên lao động hợp đồng tại phòng Kiểm kê – Bảo quản của Bảo tàng.

Hằng năm, vào khoảng tháng 11,12, phòng Kiểm kê - Bảo quản phải tổ chức bảo quản tất cả hiện vật trưng bày ở trong nhà và ngoài trời. Ngày 24.11, nhóm nhân viên (trong đó có L) đang bảo quản hiện vật trong phòng có hiện vật từ thời chống Pháp. Tủ trưng bày hiện vật rất nhỏ, nên bắt buộc phải chọn một nhân viên có dáng người nhỏ chui vào trong tủ lấy hiện vật ra bảo quản, đồng thời vệ sinh hút bụi bám ở các kệ, hiện vật.

“Do tủ kính hẹp nên trong quá trình nhân viên L vào bên trong tủ đã phải nép người, đứng dựa tay vào kính. Khi đứng như vậy, một số đồng nghiệp ở ngoài nhìn thấy tư thế đứng hơi “buồn cười” nên đã chụp ảnh lại. Nhân viên L có chụp bức ảnh với mục đích vui đùa, hoàn toàn không có ý chế diễu, coi thường lịch sử hay hiện vật lịch sử”, Đại tá Vân nói.
 

Vị trí nữ nhân viên chụp ảnh gây phản cảm là 1 tủ kính trưng bày khá hẹp


Đại tá Vân cho biết, quy định của bảo tàng khá nghiêm ngặt, luôn yêu cầu cán bộ không được sử dụng mạng xã hội, đưa hình ảnh phản cảm lên hoặc hình ảnh gây ảnh hưởng tới cơ quan, đơn vị. Hành động của nữ nhân viên P.T.L. đã vi phạm nội qui của cơ quan, làm xấu hình ảnh của bảo tàng.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban giám đốc bảo tàng đã yêu cầu phòng Kiểm kê bảo quản họp kiểm điểm. Nhân viên L đã làm bản tường trình sự việc. Ban lãnh đạo bảo tàng sẽ có kiểm điểm đối với nhân viên L.

Trong ngày 25.11, nhân viên L đã có bản tường trình gửi lên ban giám đốc bảo tàng. Trong bản tường trình, nhân viên L cho hay, sau khi chụp bức ảnh, đến khoảng khoảng 15h30 phút ngày 24.11, L đã đưa hình ảnh của mình lên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau đó thấy nhiều phản ánh là phản cảm nên đến 22h cùng ngày, L đã gỡ bỏ hình ảnh xuống.

Nữ nhân viên P.T.L. đã tỏ ra ân hận về hành động của mình vì đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bảo tàng.
 
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.