Nhiều trẻ bị hóc dị vật dịp Tết

Trong thời gian cận Tết và trong Tết Nguyên Đán, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM tiếp nhận khá nhiều bệnh nhi bị hóc, sặc dị vật. Nguyên nhân chủ yếu do phụ huynh mải dọn dẹp nhà cửa, tiếp khách không để mắt trông nom các bé.

 Trong thời gian cận Tết và trong Tết Nguyên Đán, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM tiếp nhận khá nhiều bệnh nhi bị hóc, sặc dị vật. Nguyên nhân chủ yếu do phụ huynh mải dọn dẹp nhà cửa, tiếp khách không để mắt trông nom các bé.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã cho biết như trên vào ngày 19/2.

Một trong số các ca bị sặc dị vật nguy hiểm vừa qua là trường hợp của bé trai tên Ngô Bắc N., 3 tuổi, ngụ tại Đắc Lắc. 


Bác sĩ Loan cho biết phổi của bé N. bị ứ khí do sặc dị vật. Ảnh: Thanh Huyền.


Trong lúc ba mẹ đang bận rộn chuẩn bị Tết, bé N. tha thẩn chơi một mình. Bé đã bẻ gãy nút bấm của một chiếc bút bi để nghịch. Chẳng may trong lúc thổi chiếc nút, bé đã hút luôn nó vào trong họng và bị sặc.

Hôm sau, gia đình thấy bé N. ho ngày càng dữ dội, khó thở, bèn đưa bé đến bệnh viện địa phương. Ngay lập tức bé đã được chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu.

Kết quả chụp phim cho thấy bệnh nhi bị ứ khí một bên phổi. Khoa Hô hấp của bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiến hành nội soi bằng ống mềm, gắp ra chiếc nút bấm bút bi màu xanh ở phế quản gốc trái.

Theo bác sĩ Loan, nếu không kịp thời phát hiện và xử trí bệnh nhi sẽ bị áp xe phổi, nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra, khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng vừa tiếp nhận nội soi cấp cứu cho một bé bị sặc hạt dưa và một bé bị sặc hạt hướng dương. Hai bé này đều bị hạt hướng dương, hạt dưa lọt vào phổi.

Ngoài ra, trong thời gian tuần cuối cùng trước Tết, các bác sĩ khoa Hô hấp còn gắp ra một chiếc bóng đèn của chiếc điểu khiển ti vi từ phổi của một em bé.

Không phải trường hợp nào sặc, hóc dị vật cũng may mắn thoát chết. Cách đây không lâu, tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận một bé ngụ tại quận Gò Vấp bị hóc đậu phộng. Do gia đình không biết cách sơ cứu, khi đưa tới bệnh viện thì tình trạng em bé đã nặng nề. Kết quả bệnh nhi không qua khỏi.

Qua đó, bác sĩ Loan nhắc nhở phụ huynh không để trẻ chơi hạt dưa, hạt hướng dương hay bất cứ đồ ăn có nguy cơ hóc, sặc như đậu phộng, hạt điều…Nếu không may trẻ bị sặc, với trẻ nhỏ phụ huynh nhanh chóng úp sấp bé lên cánh tay mình, tay kia vỗ vào lưng. Với bé lớn hơn, người thân đứng ra sau lưng, quàng hai tay dưới nách trẻ, úp tay lên chỗ chấn thủy rồi sốc mạnh về sau.

Sau khi làm động tác sơ cứu vài lần, dù trẻ hết sặc hay không phụ huynh vẫn phải đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng.

Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.