Nhốt trộm chó vào cũi “để trộm được an toàn”

Người dân địa phương cho rằng việc nhốt người đàn ông trộm chó vào cũi sắt cùng “tang vật” để tránh đám đông đang bức xúc lao vào đánh.

Người dân địa phương cho rằng việc nhốt người đàn ông trộm chó vào cũi sắt cùng “tang vật” để tránh đám đông đang bức xúc lao vào đánh.
 
nhot trom cho vao cui “de trom duoc an toan” hinh anh 1
Người đàn ông trộm chó bị nhốt vào lồng sắt gây xôn xao dư luận (ảnh cắt từ clip)

Gần đây, một đoạn clip chia sẻ trên Facebook ghi lại cảnh một người đàn ông máu chảy bê bết mặt, ngồi trong lồng sắt bên cạnh một con chó đã chết khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Công an huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) xác nhận đã khởi tố, tạm giam người đàn ông trộm chó bị một số người dân nhốt vào cũi sắt.

Thông tin ban đầu, đối tượng trộm chó tên là T. ở xã Công Phụng, huyện Văn Giang. Sáng 19.11, người này sang thôn 12 (xã Nghĩa Trụ, Văn Giang) trộm chó. Bị người dân phát hiện, ông ta bỏ chạy ôm theo con chó nặng hơn 25kg đã đánh bả trước đó rồi rút dao đe dọa. Người đàn ông sau đó bị dân làng bắt được, nhốt vào cũi sắt cùng con chó đã chết.

Đoạn clip về người đàn ông trộm chó bị nhốt trong cũi sắt đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người cho rằng, việc bị nhốt vào cũi sắt cùng con chó là sự trừng phạt đích đáng cho đối tượng trộm chó.

Nhiều người lại nhận xét cách hành xử với trộm chó như vậy là dã man, phản cảm. Tuy nhiên, người dân địa phương lại cho rằng đó là cách “để trộm được an toàn” trước đám đông đang bức xúc.

Clip: Người đàn ông trộm chó bị nhốt vào cũi sắt

Nằm trên giường với một bàn chân đang bó bột, trầy xước khắp người, ông Đào Hồng Hải (60 tuổi), bố của anh Hưng – người bị mất trộm chó và trực tiếp tham gia truy đuổi đối tượng chia sẻ:

“Tôi rất buồn khi clip được đưa lên mạng, nhiều người nói rằng dân làng tôi làm vậy dã man quá. Nhưng dân làng bức xúc quá lâu về nạn trộm chó liên tục xảy ra. Nuôi mấy năm mới được một con chó để trông nhà lại bị bắt mất, thử hỏi ai không bực tức. Hơn thế nữa, khi bị truy đuổi tên trộm chó còn quay lại tấn công chúng tôi”.

Ông Hải kể lại khoảng 5h30 sáng 19.11, ông nhận được điện thoại của con trai thông báo bị mất trộm chó, mọi người đang truy đuổi. Ông Hải vội chạy xe máy ra cánh đồng gần nhà để chặn đường trộm chó.

“Khi đến nơi, tôi thấy tên trộm dùng gạch ném vào tay của một thanh niên trong xóm, ngồi lên xe máy của thanh niên đó định chạy thoát. Tôi liền dùng xe của mình quay ngang chặn đường. Nó lao thẳng vào khiến tôi ngã lăn ra đường, rồi tiếp tục cầm gạch ném trúng vào xương bàn chân tôi. Tôi vùng dậy ôm chặt và vật lộn với nó, người dân quây kín xung quay khống chế tên trộm”, ông Hải nói.

nhot trom cho vao cui “de trom duoc an toan” hinh anh 2
Hiện trường xảy ra sự việc (ảnh: Tất Định)

Ông Hải cho biết, trong lúc đưa tên trộm về nhà con trai ông để chờ công an xã đến giải quyết, nhiều người dân đã cầm gậy, cành cây đánh trộm. Ông Hải nói:

“Tôi đã phải đứng ra can ngăn, che chắn cho nó và khuyên người dân rằng mọi việc hãy để pháp luật xử lý. Một số người dân đã quyết định nhốt tên trộm chó vào trong cũi sắt để nó được an toàn. Khi bị bắt, tên trộm luôn mồm nói bị HIV, tôi vội vàng đi bệnh viện băng bó vết thương, uống thuốc chống phơi nhiễm HIV”.

Theo nhiều người dân ở xã Nghĩa Trụ, nạn trộm chó xảy ra thường xuyên tại đây. Ông Nghĩa, 63 tuổi, nhà ngay sát hiện trường vụ việc cho biết: “Hầu như gia đình nào cũng bị mất chó, sau một ngày trộm chó bị đánh, nhà tôi vẫn bị mất 2 con. May cho tên trộm hôm trước, nó không bị nhốt vào cũi thì chẳng biết sẽ có chuyện gì nữa”.

Trao đổi với PV, ông Lê Thanh Hải, Trưởng công an xã Nghĩa Trụ cho hay, đến 15h chiều, gần 10 tiếng sau khi xảy ra sự việc, lực lượng chức năng mới giải tán được người dân, đưa đối tượng T về công an huyện Văn Giang làm việc.

Ông Hải cho biết thêm, theo kết quả của giám định, nghi phạm trộm chó chỉ bị thương nhẹ ở phần mềm. Xe máy, điện thoại của đối tượng vẫn được người dân bảo quản, giao nguyên vẹn cho cơ quan công an. 

Theo Tất Định (Dân Việt)


Nhốt trộm chó vào cũi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.