Những chiêu “câu” tiền khách Tây ở phố cổ Hà Nội

Nhân dịp Hà Nội chào đón 1000 năm tuổi, lượng du khách đổ về phố cổ Hà Nội ngày càng nhiều cho thấy sự quan tâm đến khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử của du khách quốc tế. Thế nhưng tại đây, lại đang phát sinh tình trạng đeo bám khách, bắt chẹt khách của một số người bán hàng rong.

Bước ra từ ngôi nhà di sản 87Mã Mây, vị khách nước ngoài bị dúi vào tay một túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành cácmiếng nhỏ. Trong khi người này nói... tiếng Tây thì chị bán hàng chỉ vào chiếcví. Người khách hồn nhiên giở ví, để lộ ra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Ngườibán hàng nhón lấy một tờ mệnh giá 500.000đ rồi đút vào túi quần…

Nhân dịp Hà Nội chào đón 1000năm tuổi, lượng du khách đổ về phố cổ Hà Nội ngày càng nhiều cho thấy sựquan tâm đến khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử của du khách quốc tế. Thếnhưng tại đây, lại đang phát sinh tình trạng đeo bám khách, bắt chẹt kháchcủa một số người bán hàng rong.

Độc chiêu "ấn" quang gánhlên vai du khách

Quần bò, áo cánh, giày bata,vai tung tẩy đôi quang gánh, trên đặt vài quả dứa, nải chuối là hình ảnh đặctrưng của những phụ nữ bán hàng rong chuyên chọn khách Tây. Mỗi khi nhìnthấy "ông Tây, bà đầm", họ xán lại. Không cần biết khách có "ok" hay không,họ vẫn nhấc đôi quang gánh từ vai mình, đặt lên vai khách và chụp luôn cảchiếc nón lên đầu họ. Có thể sau giây lát bất ngờ, khách sẽ cảm thấy thú vịkhi được gánh gồng nên đứng tạo dáng cho người cùng đoàn chụp ảnh. Nhưngcũng có người dẫu không phũ phàng gạt phăng đôi quang gánh khỏi người mìnhnhưng liên tục lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Những hình ảnh như thế nàytôi đã gặp nhiều lần trong cuộc "thị sát" phố cổ trưa 23/3.

Những chiêu “câu” tiền khách Tây ở phố cổ Hà Nội
Chu Hữu Sơn bị tạm giữ ở Công an phường Hàng Buồm.

Đọc đến đây, hẳn bạn đọc sẽhỏi, những người bán hàng rong ép du khách gánh đôi quang gánh của mình đểlàm gì? Tại sao đối tượng bị "bắt" gánh lại là người nước ngoài? Tôi xin nêura đây sự việc mà mình tận mắt chứng kiến để bạn đọc thấy rõ mục đích củanhững "kiều nữ" bán hàng rong.

Tại ngã tư Lò Sũ - Hàng Dầu,khi xuất hiện một gia đình du khách nước ngoài, lập tức hai người phụ nữ bánhàng rong sáp lại. Một người nhấc vội đôi quanh gánh đặt lên vai cậu thanhniên. Trong khi cậu này cố giữ thăng bằng đôi quang gánh trên vai, chị bánhàng đã chuyển chiếc nón từ đầu mình sang đầu cậu kia. Trước sự sốt sắng củangười bán hàng, cậu thanh niên đành đứng tạo dáng và ra hiệu cho bố chụpảnh. Khi người cha vừa bỏ máy ảnh xuống, lập tức người bán hàng rong cầm túichuối, túi dứa mời mua. Cả gia đình này đều lắc đầu, song người cha vẫn tếnhị rút ra tờ 1 USD đưa cho người bán hàng. Họ bước đi yên ổn mà không phảichịu sự nì nèo đòi mua hàng.

Đến đây, hẳn bạn đọc đã biết,động cơ của việc "ấn" quang gánh lên vai khách du lịch của người bán hàngrong là gì. Nếu nhìn nhận rằng, đây là việc cho thuê quang gánh để chụp ảnhgiống như các cô bé dân tộc Mông ở Sa Pa đòi khách phải cho tiền mới đượcchụp thì có thể thông cảm. Tuy nhiên, tiếp tục tìm hiểu về công việc củanhững người bán hàng rong, chúng tôi thấy sự việc không chỉ dừng lại ở mứcđộ này.

Trước cửa số nhà 98 Mã Mây,có 3 người phụ nữ bán hàng rong (cũng là loại chuối, dứa) đang đợi khách ởvỉa hè. Nơi đây gần với ngôi nhà di sản 87 Mã Mây đã được thành phố bảo tồnnguyên trạng, một địa chỉ mà nhiều du khách ngoại quốc ghé thăm. Khi thấyhai người khách trung tuổi, một nam một nữ đi ra, 3 người phụ nữ này lập tứctiếp cận. Hai người khách tỏ ra lúng túng khi bị mời chào nhiệt tình tháiquá và miễn cưỡng phải đứng lại giữa đường để giao dịch.

Vị khách nam bị dúi vào taymột túi dứa đã gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Trong khi người này nói...tiếng Tây, chị bán hàng chỉ vào chiếc ví. Người khách hồn nhiên dở ví, để lộra những đồng tiền nhiều mệnh giá. Người bán hàng đưa tay, nhón lấy một tờmệnh giá 500.000đ. Và cũng rất nhanh, người này đút ngay vào túi quần.

Trong khi người khách nambước đi, người khách nữ trước đó được đưa cho một túi chuối (chừng 4-5 quả)đã nhẹ nhàng đặt trả lại ở quang đằng sau mà người bán không hề biết. Hànhđộng của nữ du khách chỉ có thể lý giải là do, chị quá bất ngờ trước việcngười đồng hành của mình phải mua túi dứa bé tẹo với cái giá cắt cổ và vìkhông muốn tiếp tục bị ép trả tiền với kiểu, mở ví ra cho người bán chọn mộttờ tiền mệnh giá cao.

Việc mua bán này đã lọt vàomắt những người đang ngồi ở quán trà vỉa hè phía đối diện. Ai cũng bất bìnhkhi thấy, người bán hàng ngang nhiên rút đồng tiền xanh lét (500.000đ) khichỉ bán cho khách túi dứa trị giá 5.000đ. Thấy khách uống nước tỏ vẻ bấtbình trước hành vi "chặt chém" ngang nhiên này, chị chủ quán bảo, thườngxuyên thấy cảnh này. Sau mỗi "phi vụ" như vậy, người bán đều chuyển địa điểmđể tránh bị khách hàng của mình đòi lại tiền.

Cũng theo chị bán nước, cáchđây không lâu, tại khu vực này đã có một cuộc xô sát giữa những người dân sởtại và người bán hàng rong. Lý do là một chị bán hàng rong đã bán 5 quảchuối với giá 200.000đ, bất bình về hành vi xấu này, một bà cụ đã lên tiếngphản đối. Tiếng qua, tiếng lại, người bán hàng rong bị đuổi khỏi khu vựcnày.

Lân la trên phố cổ, nghenhững câu chuyện "thông tấn xã vỉa hè" về hoạt động bán hàng rong "chặtchém" (mà hành vi này chỉ xảy ra với người bán chuối, dứa, chứ không có ởnhững người bán các mặt hàng khác), tôi lượm lặt được vô khối chuyện. Trongđó, có hành trình biến tướng của việc bán hàng rong.

Cần sớm giải quyết nạn đeobám, "chặt chém" khách du lịch

Tôi đến Công an phường HàngBuồm, quận Hoàn Kiếm, nơi mỗi ngày có khoảng 1.000 du khách tham quan, lưutrú để tìm hiểu về vấn đề này. Trung tá Bùi Xuân Hùng, Trưởng Công an phườngcho biết, hiện tượng đeo bám khách du lịch là vấn đề còn nhiều tồn tại. Điểnhình phải kể đến một số người bán sách báo, quà vặt, hàng rong đã đeo bám,gây phiền hà cho du khách. Từ đầu năm đến nay, Công an phường đã xử lý 40trường hợp. Nói về chế tài xử phạt hành vi này, đồng chí Hà Quyết Thắng, Phótrưởng Công an phường cho biết, mức phạt mới chỉ ở mức 30.000đ- 100.000đ.

21h ngày 23/3, Công an phườngđã bắt giữ Chu Hữu Sơn, 52 tuổi, hộ khẩu gốc ở số 125 Hàng Buồm, một đốitượng chuyên đeo bám khách du lịch để bán ma túy giả. Kiểm tra trong ngườiSơn và cốp xe, thu 1 gói lá cây ép màu nâu (nghi là cần sa); 2 gói nilon nhỏtrong đựng chất dẻo (nghi thuốc phiện); 5 viên nén màu hồng (nghi là ma túytổng hợp); 2 gói tinh bột đá (nghi ma túy tổng hợp). Kết quả giám định chobiết, các chất trên đều âm tính với ma túy. Theo lời Sơn, hắn tiếp cận kháchnước ngoài mời mua ma túy với giá rẻ. Nghe hắn khai cách bào chế ma túy,chúng tôi giật mình. Cần sa được chế từ lá ngải cứu; ma túy tổng hợp đượcchế từ thuốc thần kinh (vốn có màu hồng sẵn); ma túy chấm đá được làm từ...bột đá.

Chấn chỉnh hoạt động bán hàngrong, ép giá, đeo bám khách du lịch là việc làm cần thiết, nhất là khi ngàycàng nhiều du khách đổ về phố cổ nhân dịp 1000 năm Thăng Long. Nếu không kịpthời ngăn chặn, những hành vi trên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động quảngbá văn hóa, du lịch của Hà Nội.

Theo Cao Hồng
 
Những chiêu “câu” tiền khách Tây ở phố cổ Hà Nội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.