Những con số giật mình từ khảo sát học sinh chơi game online

Hầu hết học sinh được hỏi trả lời rằng ít nhất một lần trong tuần đến đại lý Internet để chơi trò chơi trực tuyến (game online), phần lớn là chơi trong giờ hành chính... Đó là kết quả từ khảo sát thực trạng học sinh (HS) chơi game online do Sở GDĐT Hà Nội mới tiến hành.

Hầu hết học sinh được hỏitrả lời rằng ít nhất một lần trong tuần đến đại lý Internet để chơi trò chơitrực tuyến (game online), phần lớn là chơi trong giờ hành chính... Đó là kếtquả từ khảo sát thực trạng học sinh (HS) chơi game online do Sở GD-ĐT Hà Nộimới tiến hành.

Học sinh lờ quy định

 

Sở GD-ĐT Hà Nội cùng các trường từ cấp tiểu học,THCS và THPT vừa tiến hành khảo sát thực trạng học sinh chơi game online, có1.121 trường học với tổng số 370.387 HS tham gia trả lời phiếu phỏng vấntheo mẫu.

 

Kết quả cho thấy, hầu hết các em trả lời từngđến đại lý Internet để chơi game online trong khoảng từ 1 tới hơn 10lần/tuần.

 

Gần nửa số HS trả lời chơi vào ngày thường,trong giờ hành chính. Các game được các em chơi nhiều như: Games play, Kiếmthế, Đột kích, Thời trang, Gunny, Audition... lựa chọn các quán ở gần nhà vàcách xa trường học. Tiền chơi chủ yếu từ bố mẹ, tiền tiết kiệm ăn sáng, đónghọc phí... Mặc dù chơi nhiều, nhưng phần lớn HS lại "mù tịt" các quy định vềquản lý game online.

 

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó trưởng phòng công tácHọc sinh - Sinh viên (Sở GD-ĐT Hà Nội): "Hầu hết HS sử dụng Internet, nhiềuem đã sử dụng cách đây vài năm. Các em truy cập khá thường xuyên và thờilượng cũng tương đối cao. Mục đích truy cập khác nhau, như truy cập phục vụcho việc học tập, bổ sung nâng cao hiểu biết... nhưng cũng phát sinh nhữngtiêu cực, mà tiêu biểu đã xảy ra một số vụ đánh nhau, nguyên nhân chính làdo sử dụng Internet dẫn đến mâu thuẫn. Game online còn tác động nhiều tới HSdo chơi quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và bắt chước những hành vikhông tốt, không lành mạnh...".
 

Những con số giật mình từ khảo sát học sinh chơi game online
Ảnh minh họa

 

Các trường thống kê có tới 3.874 đại lý Internetgần trường học trong khoảng 200 - 1.000m, trong đó 566 quán vẫn "sống sót"sau lệnh đóng cửa trong phạm vi cách cổng trường học dưới 200m. Tuy nhiên,theo ông Phạm Ngọc Tuấn, con số này chưa chuẩn xác bởi có nhiều trường gầnnhau và cùng thống kê một quán. Hay năm học 2009-2010, các trường thống kêcó tới 5.800 HS nghiện game online (1.364 HS nữ). Con số này không phản ánhthực chất, có thể hơn hay kém, bởi bản thân các trường cũng hiểu sai về tiêuchí đánh giá. Chẳng hạn, nếu nghiện phải chơi nhiều giờ, bỏ ăn, bỏ học...


Theo ông Dương Văn Bá - Phó Vụ trưởng Vụ Côngtác học sinh-sinh viên (Bộ GD-ĐT): "Hà Nội, TP HCM là hai địa phương khảosát có số lượng HS chơi game online chiếm tỷ lệ rất cao. Nó cũng cho thấy,việc quản lý hiện nay còn nhiều khó khăn, phức tạp. Hiện chưa có quy địnhdanh mục game được chơi hay cấm chơi. Một số tỉnh, thành quy định giờ hoạtđộng của quán game từ 6h - 23h, cách cổng trường 200m... nhưng rõ ràng vẫnchưa hiệu quả".

 

Đâu là giảipháp hữu hiệu?

 

Không ngạc nhiên trước tình trạng HS chơi gameonline như hiện nay, GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lậpLương Thế Vinh cho rằng: "Chơi game là một vấn nạn của học đường. Tác hạicủa việc lạm dụng game chúng ta đã biết. Bây giờ phải kiểm soát, cấm cácgame bạo lực, ngăn chặn phim ảnh đồi trụy, web "đen"... Cấm HS chơi game làrất khó, bởi nhu cầu chơi của các em là rất lớn, trong khi hàng quán ở nhiềunơi, biến hóa, ngụy trang che mắt lực lượng chức năng... Điều này đòi hỏicác nhà quản lý cần nghiên cứu để hạn chế, kết hợp giữa các ngành cùng vớigia đình và nhà trường để quản lý các em".

 

Theo kết quả khảo sát, ông Phạm Ngọc Tuấn đưa rakiến nghị: "Cần tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho HS trong sử dụngInternet. Tạo sân chơi lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi HS như tổchức các cuộc thi về tin học để các em giao lưu học tập, tranh tài, cốnghiến cho xã hội. Phải có sự quản lý chặt chẽ tại các điểm dịch vụ truy cậpInternet, thực hiện thường xuyên kiểm tra, giám sát về giờ giấc và nội dung.Kiểm tra độ an toàn, chất lượng của các điểm và cấp chứng nhận cho những cơsở đạt yêu cầu".

 

Ông Dương Văn Bá cho biết thêm: "Bộ GD-ĐT đangbổ sung, hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động phòng, chống tác hại củagame online có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinhviên giai đoạn 2011-2015. Dự thảo lồng ghép nội dung phòng, chống tác hạicủa game online vào môn giáo dục công dân và pháp luật. Đưa vào các hoạtđộng ngoại khóa của nhà trường... Tăng cường rà soát, đề nghị các cơ quanchức năng xử lý các đại lý Internet vi phạm gần nhà trường".

 

Trước đó, Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội đãđề nghị UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo Sở GD-ĐT cấm HS không được chơigame tại các đại lý Internet trong giờ hành chính. Tuy nhiên, tình trạng HSchơi game online vẫn không có chiều hướng giảm và các đại lý Internet vẫntìm mọi cách "xé rào" để tồn tại...
 

Kết quả khảo sát học sinh chơi game online tại Hà Nội

- Số lần đến đại lý Internet chơi game online trong tuần: 1-3 lần: 215.568 HS; 4-6 lần: 90.326 HS; 7-9 lần: 51.769 HS; Nhiều hơn 10 lần: 12.724 HS.

- Chơi vào ngày nghỉ: 225.167 HS; Ngày thường: 145.220 HS.

-Ngày thường chơi vào thời gian nào: 8-11 giờ: 15.613 HS; 12-13 giờ: 92.425 HS; 14-17 giờ: 27.877 HS; 18-21 giờ: 55.052 HS; 22-24 giờ: 29.423 HS.

- Thời gian trung bình cho một lần chơi: 1 giờ: 188.726 HS; 2-3 giờ: 157.745 HS; 4-5 giờ: 18.237 HS; 6-7 giờ: 3.875 HS; 8-9 giờ: 1.120 HS; 10 giờ: 625 HS.

- Chơi được bao lâu: 1 năm: 129.985 HS; 2-3 năm: 122.143 HS; 3-4 năm: 94.844 HS; Trên 5 năm: 23.415 HS.
- Sau khi chơi game online: Thoải mái, vui vẻ: 194.604 HS; Mệt mỏi, lo lắng: 37.013 HS; Lo sợ bố mẹ mắng: 40.117 HS; Không có cảm xúc gì: 98.653 HS.

 

(Theo Báo cáo đánh giá tình hình quản lý Internet và khảo sát thực trạng học sinh chơi game online của Sở GD&ĐT Hà Nội)

 

 

Theo Gia đình & Xã hội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.