Những người phụ nữ nuôi động vật tử thần làm giàu

Phụ nữ ở thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) nuôi loài động vật tử thần để làm giàu.

Phụ nữ ở thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyệnDuy Tiên (Hà Nam) nuôi loài động vật tử thần để làm giàu.

Chồng đi chợ, vợ ở nhà nuôi mãng xà

Ban đầu chị Nguyễn Thị Bán (40 tuổi) cũngnhư những phụ nữ yếu bóng vía khác, chỉ cần nhìn rắn cũng đã đủ hãihùng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị đành làm liều: tậpnuôi mãng xà.

Những người phụ nữ nuôi động vật tử thần làm giàu

Bà Bán dùng tay không chêm thêm thức ăn cho rắn

Anh Đông chồng chị lo đi chợ bán rắn. Cảtrang trại với hàng nghìn con rắn hổ mang, rắn trâu… mỗi ngày đều do mộtmình chị đảm nhiệm.

Theo chị Bán, từ tháng 6-7 là thời kì rắnăn nhiều nhất nên cứ cách 2 ngày là phải chêm thức ăn cho rắn. Sau 2 nămrắn đạt khoảng hơn 2,5 kg và thường có giá trung bình từ 500-800 nghìnđồng/kg. Trừ hết tất cả các khoản chi phí mỗi năm gia đình chị lãikhoảng 400-500 triệu đồng.

Khi chúng tôi được người hàng xóm dẫn đếnxem trang trại nuôi mãng xà  thì cũng vừa lúc chị đang xách một xô nướcvà mở từng chiếc nắp hầm nuôi. Tiếng phì phò của rắn hổ mang  phát ra từtrong góc tối của căn hầm đến rợn người.

Rắn là loàihết sức nhạy cảm, khi chăm sóc luôn phải thật nhẹ nhàng nếu làm rắn giậtmình, sẽ nhận ngay cú đớp chí mạng, không biết chữa trị kịp thời mấtmạng là bình thường.

Năm 2007, khi lái buôn đang tổ chức mua rắn,ông Nguyễn Khắc Hiều người cùng thôn uống rượu say đã vào chuồng bắtrắn. Do ngửi thấy mùi rượu và do ông Hiều dẫm lên hòn gạch rắn đang nằmở dưới nên bất ngờ bị rắn hổ mang lao ra cắn chết tại chỗ.

Thấy chúng tôi tò mò về những vết sẹo ở tayvà chân, chị Bán giải thích “Rắn cắn đấy, nhưng sơ cứu kịp thời nên maymắn thoát khỏi miệng tử thần, giờ chỉ còn hằn những vết sẹo thôi”.

Góa phụ nuôi rắn làm giàu

Những người phụ nữ nuôi động vật tử thần làm giàu

Bà Nền quyết tâm nuôi rắn làm giàu

Chứng kiến gia đình chị Bàn vươn lên làmgiàu từ rắn, trong thôn, nhiều gia đình cũng bắt đầu mở trang trại. Đặcbiệt là bà Nguyễn Thị Nên (60 tuổi), goá phụ sống một mình cũng mở trangtrại nuôi rắn.

Sau khi chồng mất, các con đi làm ăn xa, chỉcòn bà một thân, một mình bà vẫn quyết chí nuôi rắn bằng được.

Bà Nền chiasẻ: “Ban đầu không có kinh nghiệm nên rắn chết rất nhiều. Hàng ngày tôiđi học hỏi kinh nghiệm từ những gia đình nuôi rắn khác trong làng đếnnay đã thu hồi vốn”.

Bà Nền mỗi năm thu về “ngót” 100 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi đi xem trang trại, bà Nền cũngnhư những phụ nữ khác nuôi rắn trong làng đều dùng tay không mở các hầmnuôi nốt, mà không hề có găng tay hay các phương tiện bảo hộ lao độngkhác.

Bà Nền cười kể năm ngoái, rắn con đựng trongthùng xốp bị hở bò ra khắp nơi, các cháu đến chơi hãi quá đều bỏ chạyhết.

Có những lần bà cũng đã từng bị rắn cắn vàotay nhưng rất may chữa trị kịp thời nên mới thoát chết nhưng còn vết sẹorắn độc cắn thì đi theo bà suốt cuộc đời.

Theo Thanh Hà
Kienthuc 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.