Nỗi khổ dùng... nước bẩn bên trạm nước sạch

Cho dù, trên thực tế, người dân vùng này được hỗ trợ 100% vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch sinh hoạt nông thôn (NSNT).   Ông Phan Trí Trắng, Phó Giám đốc Trung tâm Nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Tân Hồng là huyện vùng sâu vùng xa nên được tỉnh ưu tiên đầu tư trên 10 trạm NSNT. Song, đến nay chỉ có vài trạm hoạt động được

Trong khi tỉnh Prêy Veng(Campuchia), bệnh tiêu chảy cấp đang hoành hành vì nguồn nước bị nhiễm khuẩnthì ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp (giáp tỉnh Prêy Veng), nhiều người dânvẫn phải xài nước ô nhiễm dưới kênh vì hàng chục trạm nước sạch nông thông ởđây đang bị bỏ hoang, xuống cấp...  

Cho dù, trên thực tế, ngườidân vùng này được hỗ trợ 100% vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về nướcsạch sinh hoạt nông thôn (NSNT).
 
Ông Phan Trí Trắng, Phó Giám đốc Trung tâm Nước và vệ sinh môi trường nôngthôn tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Tân Hồng là huyện vùng sâu vùng xa nên đượctỉnh ưu tiên đầu tư trên 10 trạm NSNT. Song, đến nay chỉ có vài trạm hoạtđộng được. Cụ thể, xã Bình Phú, được đầu tư 4 công trình nước sạch nhưng chỉcó một công trình "xài" được. Còn lại hai công trình thì “đắp chiếu” hoàntoàn, một công trình người dân không dám dùng vì chất lượng nước quá kém.  

Nỗi khổ dùng... nước bẩn bên trạm nước sạch
Trạm cấp nước sạch ở khu dân cư Việt Thượt đã 8 năm phơi mình cùng  mưa nắng.

Ông Trắng cho biết thêm: Vềnguyên tắc, Trung tâm Nước và vệ sinh môi trường nông thôn chỉ đầu tư phầnkhoan giếng, trạm bơm và bể chứa. Còn đường ống dẫn nước là do UBND các xã,huyện kêu gọi đầu tư, khai thác. Nhưng vì số hộ dân vào ở các cụm tuyến dâncư hiện quá thưa thớt nên nhiều nhà đầu tư không dám bỏ vốn ra để kéo đườngống dẫn nước từ trạm NSNT về nhà dân vì sợ khó thu hồi vốn.

Tính trung bình, mỗi trạm NSNTtốn khoảng 300 triệu đồng xây dựng thì hơn 10 trạm trên địa bàn huyện Tân Hồngđã ngốn hơn 3 tỷ đồng. Khoản tiền này không nhỏ nếu dùng để đầu tư lu, bể chứanước mưa cho dân nghèo trong vùng. Trong khi nhiều trạm NSNT xây xong rồi để đóthì hàng chục ngàn người dân trong huyện Tân Hồng phải chịu cảnh sống chung vớinước “bẩn” và “khát” nước sạch.  

Ông Trần Văn Thành, ở ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, cho biết: “Từ nhà tôi đến trạmnước NSNT ở tuyến dân cư Việt Thượt chỉ hơn 30m. Vậy mà gần 10 năm qua, gia đìnhtôi vẫn phải xài nước kênh. Gần đây, tình trạng ô nhiễm thuốc sâu, gia cầm thảlan… khiến nước kênh không dùng được nữa. Tôi phải bấm bụng đầu tư khoảng 1triệu đồng khoan giếng tay xài đỡ”. Nhưng không phải ai cũng có khả năng tàichính để khoan giếng như ông Thành. Rất nhiều hộ nghèo trong huyện vẫn đang phảixài nguồn nước kênh dù thừa biết đang bị ô nhiễm nặng.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Giámđốc Trung tâm Nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đồng Tháp, về nguyêntắc, không có nhà đầu tư nào bỏ tiền ra mà không tính đến chuyện thu lãi. Do đó,để người dân nông thôn có thể xài được nước sạch từ các trạm NSNT, nhà nước nênđầu tư luôn khoản đường ống. “Nhà đầu tư chỉ lo việc khai thác, vận hành thì mớihy vọng nước sạch đến với người dân theo đúng tinh thần của chương trình mụctiêu quốc gia đề ra.

Theo Châu Thành
 
Nỗi khổ dùng... nước bẩn bên trạm nước sạch



Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.