Nói “không” với sinh viên tại chức là không công bằng

Nói “không” với sinh viên tại chức là vi phạm Luật!

Sự kiện TP Đà Nẵng vừathông báo từ năm 2011 sẽ không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chứcvào làm việc trong cơ quan nhà nước đã gây xôn xao dư luận, đa số ý kiếnkhông đồng tình vì cho rằng như vậy không công bằng đối với người học.

Đây là chủ trương củachính quyền Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đã đượcthành ủy thông qua. Theo giải thích của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, hiệnnay nguồn nhân lực đang được đào tạo bằng kinh phí của thành phố vẫnchưa bố trí hết. Việc không tuyển bằng tại chức là do chất lượng của hệchính quy và hệ tại chức có sự chênh lệch mặc dù biết rằng về mặt bằngcấp là bình đẳng.

Trước chủ trương trên củaThành phố Đà Nẵng, nhiều giáo sư, nhà quản lý giáo dục đã có ý kiến :

Nói “không” với sinh viên tại chức là không công bằng
Bằng đại học chính quy và không chính quy đều có giá trị như nhau

GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởngBộ GD-ĐT:

Nói “không” với sinh viên tại chức làvi phạm Luật!

Đà Nẵng nói “không” với bằngtại chức là không công bằng về mặt pháp lý. Hiện nay các hệ đào tạo do Nhànước quy định đã ghi rõ trong Luật Giáo dục, bằng đại học chính quy và khôngchính quy đều bình đẳng như nhau. Có thể bằng tại chức đánh giá là kém nhưngNhà nước đã công nhận rồi. Nếu Đà Nẵng nói như vậy là vi phạm Luật nhưng ởta không ai kiện, không ai xử, họ muốn làm gì thì làm.

Đó là về mặt pháp lý, cònphía nhà tuyển dụng không nên quan niệm quá về bằng cấp, cứ tuyển dụng, cứthi đi nhưng phải nghiêm túc và công bằng, không gây tệ nạn trong đó, ngườigiỏi thì vào. Chúng ta nên hiểu rằng năng lực con người không phải pháttriển theo đường thẳng tùy theo từng độ tuổi.

Tuy nhiên, qua sự việc nàyngành giáo dục cũng nên nhìn nhận lại đào tạo hệ tại chức hiện nay vì nhiềutrường đại học, sinh viên hệ chính quy chỉ có khoảng 3.000 sinh viên nhưnghệ đào tạo tại chức lên tới hơn 10.000, chất lượng lại không đảm bảo.

GS.TS Phan Công Nghĩa, Phó Hiệu trưởngtrường ĐH Kinh tế Quốc dân:

Không tuyển sinh viên tại chức là cựcđoan!

Chủ trương TP.Đà Nẵng vừathông báo từ năm 2011 sẽ không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chứcvào làm việc trong cơ quan nhà nước, theo tôi phân biệt đối xử như vậy làkhông đúng, phải căn cứ vào thực chất chứ không nên dựa quá nhiều vào bằngcấp.

Tuyển là quyền của nhà tuyểndụng nhưng không nên nói không với cả một hệ đào tạo. Nếu nói về chất lượnghệ tại chức là do người tuyển dụng chứ không phải do bằng cấp. Trong tuyểndụng nếu bằng tại chức vẫn đảm bảo yêu cầu tuyển dụng thì vẫn nên tuyển.Theo tôi dù là bằng chính quy hay bằng tại chức, không thỏa mãn nhu cầutuyển dụng thì không nên tuyển nhưng không nên nói không với hệ đào tạo nàođó như vậy là cực đoan.

Chính cách tuyển dụng sẽ tácđộng đến đào tạo, dù có bằng cao nhưng kiểm tra thực tế không thỏa mãn nhucầu thì anh không tuyển như thế sẽ tác động trở lại với nhà đào tạo để họđào tạo làm sao để nâng cao được chất lượng đào tạo.

Ông Phan Mạnh Tiến, Phó vụ trưởng Vụgiáo dục đại học &sau đại học, Bộ GD-ĐT:

Tuyển dụng cán bộ công chức chính làcách tuyển chứ không phải cách loại hồ sơ.

Luật giáo dục đã quy định,mọi văn bằng đều có giá trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bằng tốtnghiệp của một người học ở trường đại học vùng cũng có giá trị như bằng tốtnghiệp ở một trường ĐH trọng điểm, điều này đã rõ ràng rồi.

Có thể nhà tuyển dụng chorằng, không nhận cử nhân tốt nghiệp ĐH tại chức là để nâng cao chất lượngđầu vào. Điều này cũng có thể hiểu được vì chất lượng đào tạo không chínhquy còn hạn chế, nhưng không phải tất cả những người học không chính quy đềuyếu kém. Trong những lớp học buổi tối, tôi tin vẫn có những người học thựcsự. Ngược lại, sinh viên hệ chính quy cũng thế. Không phải ai học chính quycũng đều là học giỏi, học nghiêm túc.

Theo tôi, điều quan trọng đểnâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ công chức chính là cách tuyển chứkhông phải cách loại hồ sơ. Muốn tuyển những công chức giỏi, hãy tìm cáchnâng cao chất lượng đề thi đầu vào để tìm những người thực sự xứng đáng.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch HộiKhuyến học Việt Nam:

Lỗi không phải do cái bằng tại chức!

Quyết định không tuyển dụngngười có bằng tại chức của TP. Đà Nẵng là cực đoan vì không phải tất cảnhững ai học tại chức đều kém còn học chính quy là tốt. Tôi đảm bảo nếu lấytiêu chí “trình độ thực tế” để chọn, khối người có bằng chính quy vẫn bị rớtnhư thường. Còn người học tại chức, nếu có ý thức tự học tốt, động cơ họcđúng đắn vẫn có thể có trình độ đáng nể.

Thực tế cho thấy rất nhiềungười đã và đang có cống hiến trong nhiều lĩnh vực đều đi lên từ việc tự họclà chính. Khi chúng ta không thể kiểm soát được chất lượng mà đóng luôn “cửatại chức” thì không nên. Việc này vô hình trung đi ngược với chủ trươngkhuyến học, khuyến tài của Nhà nước. Đà Nẵng nên cân nhắc lại quyết địnhnày, lấy “năng lực thực tế” là tiêu chí ưu tiên thay vào việc phân biệt loạivăn bằng.

Theo xu hướng chung trên thếgiới, cần phải mở ra nhiều con đường khác nhau để tạo điều kiện cho mọingười được học tập và học tập suốt đời. Nhất là với điều kiện Việt Nam, cáctrường không thể đáp ứng hết nhu cầu đào tạo chính quy nên hình thức đào tạotại chức vẫn cần thiết, tiết kiệm rất nhiều kinh phí của Nhà nước.

Nhưng trong một thời gian dàikhi việc đào tạo tại chức bung ra, chất lượng đào tạo đã không được kiểmsoát chặt chẽ. Việc nhiều cán bộ nhà nước đi học để hợp thức hóa yêu cầubằng cấp cũng phổ biến. Tuy nhiên, lỗi không phải do cái bằng tại chức mà dođộng cơ của người học, do quan niệm không cấp tiến của người tuyển dụng khikhông chú trọng năng lực và chỉ cần bằng cấp.


Theo Hồng Hạnh
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.