"Nụ cười" mang tên Nguyễn Đức Nghĩa

Án tử hình đã được tuyên và chính Nghĩa cũng tự nguyện chấp nhận mức án ấy. Ai cũng nói, tại phiên tòa sao Nghĩa vẫn có thể bình tĩnh và tường thuật lại rành rọt đến thế về tội các của mình. Hơn thế nữa cuối phiên tòa Nghĩa còn để lại một nụ cười mà sau này người ta cho rằng: Nụ cười ấy là nụ cười để trấn an bố mẹ của hắn.

Có lẽ bất kể người nào có mặt dự phiên toàxét xử Nguyễn Đức Nghĩa đều có cảm giác rùng mình khi nghe Nghĩa tường thuậtlại những hành vi giết người, phi tang man rợ của hắn.

Án tử hình đã được tuyên và chínhNghĩa cũng tự nguyện chấp nhận mức án ấy. Ai cũng nói, tại phiên tòa sao Nghĩavẫn có thể bình tĩnh và tường thuật lại rành rọt đến thế về tội các của mình.Hơn thế nữa cuối phiên tòa Nghĩa còn để lại một nụ cười mà sau này người ta chorằng: Nụ cười ấy là nụ cười để trấn an bố mẹ của hắn.

Nghĩa nói lời xin lỗi và Yếnđã khóc

Suốt nhiều tiếng đồng hồ trong ngày xử án, Nghĩavà Yến đã ngồi cạnh nhau trước vành móng ngựa. Hầu như cả 2 không hề nói vớinhau câu nào. Mặt Yến luôn nhìn thẳng lên Hội đồng xét xử. Chỉ đến khi toànghị án, Nghĩa mới quay sang nói nhỏ với Yến: “Anh xin lỗi”. Và Yến đã khóc.Có lẽ Yến không bao giờ có thể tưởng tượng được mình và người yêu lại phảingồi cạnh nhau trong một tình huống trớ trêu như thế.

 
"Nụ cười" mang tên Nguyễn Đức Nghĩa

Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa

 
Quá gần nhưng lại không thể “chạm tới nhau”.Không hiểu khi nghe những lời khai của Nghĩa tại toà, Yến đã nghĩ gì. Làmsao có thể tưởng tượng ra tình huống Nghĩa lại đốn mạt tới mức dùng nhà củangười yêu mới rủ người yêu cũ đến để quan hệ tình cảm rồi sát hại. Sau mỗilời khai của Nghĩa về chuyện đã quan hệ tình cảm với Linh, mặt Yến nhăn lạichực như khóc. Yến đã phải gánh chịu một sự phản bội quá đau đớn và ê chề màthiết nghĩ có nằm mơ Yến cũng không tài nào tưởng tượng ra nổi.

Hai thái độ ứng xử đối lập củagia đình người bị hại và gia đình bị cáo

Những người có mặt tại phiên toà đều thừa nhậnthái độ gia đình người bị hại mà đại diện là ông Nguyễn Văn Ba và em NguyễnVăn Hoàng là thái độ của những người rất có văn hoá. Trong suốt phiên toàxét xử, ông Ba và Hoàng ngồi ở hàng ghế đầu phía bên trái cửa ra vào luôngiữ thái độ im lặng, lắng nghe diễn tiến của phiên tòa mà không hề có mộthành động nào quá khích thể hiện sự kích động mạnh.
 
Khi được gọi lên để lấy lời khai tại toà hay hỏivề những yêu cầu, đòi hỏi bồi thường đối với gia đình người bị hại, ông Bavẫn giữ một thái độ bình thản và điềm đạm. Chỉ có em trai của Linh là khôngnén được xúc động đã bật khóc khi được toà gọi lên hỏi về tin nhắn Nghĩa giảmạo là Linh gửi cho mình. Trong thời gian yêu Linh, Nghĩa đã biết được têngọi thân mật mà Linh hay gọi Hoàng ở nhà là “Chi béo” nên sau khi giết Linh,để tránh bị gia đình nghi ngờ, Nghĩa đã nhắn tin vào số máy của Hoàng vớinội dung: “Chi béo ơi chị có việc phải đi xa 2 ngày. Nhờ em nói lại với bố”.
 
Nhìn chung trong suốt phiên toà xét xử, gia đìnhbị cáo Nguyễn Đức Nghĩa cũng đã giữ được thái độ đúng mực. Chỉ đến khi phiêntoà kết thúc, bản án được tuyên thì thái độ của đa phần những thành phiêntrong gia đình Nghĩa đã không giữ được bình tĩnh. Khi thấy vợ và con gáikhóc, bố của Nghĩa đã an ủi nhưng là an ủi bằng một thái độ không thiện chívà có phần bất mãn với toà án. Ra khỏi phòng xử án, mẹ của Nghĩa đã khóc rấtto và ngồi khuỵu xuống ở bậc cầu thang bước xuống sân.
 
Nhưng khi nhìn thấy một số PV giơ máy lên địnhchụp ảnh thì mẹ của Nghĩa có lẽ đã không giữ được bình tĩnh nên đã quay rachửi họ. Tiếp sau đó khi một PV khác vẫn có ý định ghi lại hình ảnh về ngườithân trong gia đình Nghĩa sau phiên toà thì ngay lập tức gặp phải kháng cựdữ dội từ những người trong gia đình Nghĩa. Họ “chửi” PV và định xông rađánh. Sau đó còn đe dọa rằng: “Mày thích chụp thì ra kia tao đập mày chết”.Có thể hiểu rằng, dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước nhưng những người thântrong gia đình Nghĩa vẫn không thể không bị “choáng” khi nghe toà tuyên ánnên thái độ hành xử có phần “bất mãn”.
 
Song giá như họ biết kiềm chế hơn và giữ đượcbình tĩnh hơn thì có lẽ họ đã không buông ra những lời nói không hay ho vàcó phần thiếu văn hoá với PV tác nghiệp. Những người chứng kiến cảnh đó đềuđặt câu hỏi: Tại sao những người trong gia đình kẻ sát nhân kinh tởm ấy lạicó những hành động như vậy? Và tôi chợt nghĩ: Có lẽ một trong những lý dodẫn đến hành vi man rợ của Nghĩa bởi anh ta đã lớn lên trong một môi trườngvăn hoá không mấy trong sạch.

 
"Nụ cười" mang tên Nguyễn Đức Nghĩa

Ông Lê Văn Ba, bố của nạn nhân Phương Linh

Nghĩa đã ngất khi trở về trạigiam

Một chiến sĩ CA kể lại rằng, saubuổi sáng trả lời thẩm vấn tại toà, khi trở lại tạm giam, Nghĩa đã bị choáng mấtmột thời gian ngắn. Tại đây, các cán bộ đã phải cho Nghĩa uống thuốc bổ để lấylại thăng bằng. Có thể do Nghĩa đã quá căng thẳng và áp lực khi phải trả lờinhững câu hỏi thẩm phấn của Hội đồng xét xử.

Hai người cha nói chuyện vớinhau

Trong những phút giải lao ngắn ngủi chờ toàtuyên án, bố của Nghĩa là ông Nguyễn Đức Hùng cùng luật sư đã chủ động gặpông Nguyễn Văn Ba để động viên và nói lời xin lỗi. Ông Ba đáp lại thiện chínày bằng thái độ điềm đạm và bình tĩnh. Ông nói rằng: “Tôi năm nay đã 54tuổi, tôi chưa thấy ai hoá nợ nần 2 lần, con tôi là số 1 ở đất nước Việt Namnày. Nếu ai rơi vào hoàn cảnh gia đình tôi chắc chắn không còn sống được chotới ngày hôm nay. Tôi rất tin vào cơ quan luật pháp của nhà nước, vì dân, vìđạo sẽ làm cho trong sạch tệ nạn xã hội đem đến những điều tốt lành cho mọingười”.
 
Có lẽ người ta hiếm thấy ở phiên toà nào thái độbình tĩnh và điềm đạm đến khó tin của gia đình người bị hại như gia đình ôngNguyễn Văn Ba. Còn nhớ trước đó không lâu khi xét xử vụ án “Nữ sinh giếtngười tình trên xe Lexus”, gia đình người bị hại vì quá đau đớn trước sự mấtmát người thân nên đã có những lời lẽ chửi bới rất thô tục tại toà. Khôngnhững thế họ còn xông vào đòi được đánh Kim Anh cho hả. Thế nên khi chứngkiến thái độ ứng xử của ông Ba và em Hoàng ai cũng đều nói rằng: “Họ đã quátử tế và văn hoá”.

Những tiếng thở dài não nề

Nghĩa thở dài rất nhiều lần trong suốt quá trìnhxử án. Có cảm giác như Nghĩa biết chắc chắn được khung hình phạt mà mình sẽphải nhận nên không muốn kéo dài thêm thời gian xử án cũng như không muốnnghe thêm những lời luận tội về mình. Sau này, khi được toà cho phép nói lờisau cùng, Nghĩa đã thú nhận rằng: “Với những tội ác khủng khiếp mà tôi đãgây ra thì dù có chịu mức án nào đi chăng nữa vẫn là quá nhẹ.
 

Sự kiện

"Nụ cười" mang tên Nguyễn Đức Nghĩa

 Thậm chí án tử hình hàng trăm hàng nghìn lầncũng chỉ giúp cho thân nhân của Linh vơi bớt phần nào sự căm phẫn với kẻ tộiphạm như tôi và thêm phần nào đó có thể giảm được sự bức xúc của dư luận chứcũng không thể nào bù đắp được cái tội lỗi mà tôi gây ra”. Mong ước cuốicùng của Nghĩa trước khi nhận bản án là: “Thời gian trôi đi, khi mà giâyphút đền tội của tôi đã qua có một ai đó dự phiên toà ngày hôm nay, có thểbiết được phiên toà này qua truyền hình xin nghĩ về tôi như nghĩ về một conngười bình thường đã gục ngã, đã phạm phải sai lầm không thể tha thứ được,đã phải trả giá đắt cho tội ác mà mình gây ra chứ không phải nghĩ về tôi nhưmột tên giết người máu lạnh”.

Nụ cười gây nhiều tranh cãi

Toà tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa tử hình về tộigiết người và cướp tài sản. Khi bị cán bộ áp giải ra xe, Nghĩa đã cố quaytrở lại nhìn và cười với bố mẹ, người thân. Nhiều người khi nhìn thấy nụcười đó đã tỏ ra rất bức xúc: “Chết rồi mà vẫn còn cười? Không lẽ lại mãnnguyện đến thế?”. Những người khác thì nói rằng: “Đấy không phải làcười mãn nguyện mà là cái cười để trấn an và động viên tinh thần bố mẹ,người thân”. Điều này có lẽ đúng. Chả ai lại cười khi biết mình sẽ phảichết.
 
Cái cười đó chỉ có thể hiểu là: Vì muốn bố mẹmình yên tâm đừng quá day dứt khi nghe toà tuyên án nên Nghĩa đã cười đểtrấn an. Và để bố mẹ biết rằng anh ta vẫn ổn. Nhìn bố Nghĩa lao vào để đượcchạm tới con mới thấy xót xa cho những bậc sinh thành. Sinh con ra, nuôinấng, dạy dỗ, những mong con cái sẽ trưởng thành. Tình yêu thương và hy vọngđặt trọn nơi con vậy mà không ngờ đến một ngày nó trở thành sát nhân vô nhântính. Mất con mà bia miệng muôn đời.

 Theo Cảnh sát tòan cầu

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.