Nước mắt ngày về

Chạy trốn về quê, họ mong ước được làm lại từ đầu, nhưng điều đó không dễ. Ngày ra đi họ đã chấp nhận đánh đổi...

Khi không đi làm nữa, mới bắt đầu mấy con heo về, định nuôi làm giống, chị Lê Thị Thanh khoe với chúng tôi về dự định mới của mình.

Bảy năm sau ngày về, cuộc sống của chị vẫn còn nhiều khó khăn. Khi nhắc về khoảng thời gian làm vợ ngắn ngủi nới xứ người, ánh mắt chị đau đáu buồn.

Nước mắt cô dâu Việt xa xứ

Năm 2001, tròn 21 tuổi, chị Lê Thị Thanh là một cô gái xinh xắn, có nụ cười tươi như hoa. Không ít phụ nữ nơi quê chị, xã Phong Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, ước mong được lấy chồng nước ngoài. Tất cả cũng vì muốn thoát nghèo.

Chị Thanh mơ lấy chồng ngoại để thay đổi cuộc sống quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".

Chị quyết định nhờ mai mối kiếm chồng xứ người.

Vượt qua vòng tuyển chọn tại quên nhà, ba ngày sau chị lên TP. HCM làm đám cưới. Đó cũng là lúc gặp chị người sẽ làm chồng mình. Người đàn ông khoảng 40 đến 45 tuổi, đôi mắt một mí dài dại sau cặp kính trắng. Ông ta chỉ liếc nhìn chị từ đầu đến chân rồi xí xô xí xào với bà mai với điều gì đó bằng thứ tiếng Hoa đặc sệt. Lát sau, bà mai đặt tay chị sính lễ của nhà trai, tất cả hai chỉ vàng và một ít tiền mặt, vừa đủ để chị trả tiền nhà hàng.

Chị Thanh kể về "đêm đầu tiên" với một người đàn ông xa lạ, nước mắt chợt rơi: "Suốt cả buổi tiệc, anh ta nkhông nói chuyện với tôi lấy một câu. Lòng tôi hoang mang, rối bời và lo lắng cực độ. Tiệc tàn, ba mẹ ra về, tôi chỉ muốn chạy theo. Sau đó, tôi được đưa đến một khách sạn xa lạ, lạnh lẽo. Vừa vào phòng, anh ta xông vào tôi ngay. Tôi cắn răng chịu đựng khi anh ta lao vào mình, để mặc cho bàn tay người đàn ông xa lạ đó sục sạo khắp cơ thể. Tâm trạng ê chề, tôi nhắm chặt mắt, cứ cố nhủ lòng hãy tin mình đang cùng ân ái với chồng mới cưới".

Kể đến đây, chị Thanh im lặng một lát, nỗi mất mát và tiếc nuối dường như vẫn vòn hiện trên gương mặt. Rồi chị nhìn ra xa, giọng buồn buồn: "Sáng hôm sau chồng tôi về nước, không một cái vẫy tay chào. Nhìn vệt máu loang trên giường, tôi bật khóc vì một cảm giác tiếc nuối. Tôi cùng những cô dâu mới khác được đưa đến một nhà trọ. Mỗi ngày chúng tôi được nhận hai chục ngàn tiền ăn và học tiếng Trung Quốc. Những con chữ tiếng nước ngoài được dạy một cách cẩu thả không sao nhét vào đầu. Khoảng một tuần sau, tôi lên máy bay sang Đài Loan".

Chị Thanh đã hết sức ngỡ ngàng khi bước chân vào nhà chồng vì cuộc sống thực tế không như chị tưởng.

Nhà chồng làm nông, hoàn cảnh cũng khó khăn. Công việc của chị Thanh chủ yếu là nhổ rau, rửa rau, bó rau để mẹ chồng mang đi bán. Ngày nào chị Thanh cũng phải thức dậy lúc ba giờ sáng để ra đồng nhổ rau. Mùa đông, trời rét căm, tuyết trắng xóa, chị vẫn phải rửa từng ngọn rau. Máu từ mũi chị Thanh trào ra, tay chân lạnh buốt, nhức nhối.

Khi mẹ chồng gánh rau ra chợ, chị lại đầu tắt mặt tối với công việc nhà. Còn chồng chị đi làm công nhân ở nhà máy đến tối mới về.

Chị Thanh kể: "Một năm ở Đài Loan, tôi làm việc như cái máy, sống như một người câm vì nhà chồng nói tiếng Phúc Kiến. Tôi nhớ nhà quay quắt, thèm được gặp người Việt, ăn bát cơm với rau luộc chấm chao của mẹ".

Ý định trở về quê hương bắt đầu nhen nhóm trong đầu chị. Thế nhưng, ý nghĩ đó chị Thanh giấu kín trong lòng. Nghe và biết nhiều chyện về những cô dâu Việt xấu số bị sát hại khiến chị mất ăn, mất ngủ. Chị không dám cho bất cứ ai biết về kế hoạch trở về của mình.

Ngày ngày, chị vẫn làm việc quần quật và ra vẻ an phận để được bình yên. Trong một lần được chồng cho phép về thăm quê, chị Thanh trốn về luôn.

Tan những giấc mơ hoa

Trường hợp lấy chồng Đài Loan và thất vọng trở về như chị Thanh không phải cá biệt ở vùng quê nghèo này.

Những năm gần đây, vùng quê bình yên huyện Tam Bình, Vĩnh Long, rộ lên phong trào "lấy chồng Đài Loan". Mỗi xóm có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm cô gái miệt vườn tuổi đôi mươi quyết định chọn con đường này. Những ai "trúng tuyển" được xem là kẻ may mắn.

Sau đám cưới, các cô dâu khăn gói theo chồng về xứ lạ, phó thác thân phận theo kiểu... "thân em như hạt mưa sa. Hạt vào giếng nước, hạt ra cánh đồng".

Chị Trần Phượng Hoàng cũng là người trở về sau khi vỡ mộng đổi đời. Cha chị cho biết: "Thiệt tình, vì nhà nghèo quá nên tôi mới gả con kiểu đó!".

Đỡ lời cha, chị Hoàng kể về ba năm làm dâu trong một gia đình Đài Loan. Chị phải chăm sóc cho cả gia đình chồng chẳng khác gì một ôsin không công. Thế nhưng, chỉ vì ba năm không sinh được con, chị Hoàng bị chồng đuổi về nước, không một đồng xu dính túi với bao tủi nhục.

Trường hợp chị Lê Thị Hoa, xã Song Phú, huyện Tam Bình, Vĩnh Long, cũng buồn không kém. Gạt nước mắt, chia tay mối tình nghèo với một nông dân, chị lấy một người Đài Loan và mong mình sẽ có tiền giúp mẹ sửa nhà. Nào ngờ qua Đài Loan, chị sốg không khác nào bị cầm tù. Ngày mẹ mất, chị chỉ biết nuốt nước mắt, chắp tay, ngửa mặt lên trời lạy bà chứ không được về.

Đường về sao lắm chông gai

Khi đến thăm những chị em phụ nữ lấy chồng Đài Loan trở về tại huyện Tam Bìn, chúng tôi đều nhận ra vẻ tiếc nuối hiện trên gương mặt họ. Đó là nỗi buồn, niềm tiếc nuối khôn nguôi về thời con gái đã qua.

Sau một năm đắng cay nơi xứ người, chị Lê Thị Thanh trở về với hai bàn tay trăng, nhan sắc đã tàn phai.

Cay đắng thay, chị còn phải chịu đựng sự trách mắng của chính cha mẹ ruột. Họ bảo: "Con người ta đi có tiền gửi về xây nhà, mua xe, còn con mình chẳng ra gì. Mày làm tao xấu hổ với chòm xóm quá". Không thể chịu đựng sự ghẻ lạnh, chị bỏ nhà đi, làm đủ nghề để kiếm sống. Một thời gian sau, chị mới dám về nhà.

Còn chị Lê Thị Hoa kể lại cuộc sống của mình bằng một giọng bất cần: "Tôi đi vì hi vọng có tiền lo cho gia đình, nào ngờ... Ngày trở về, mẹ đã mất, nhà cũng chưa có tiền sửa. Tôi chẳng giúp được gì cho gia đình. Giờ tôi còn biết mong gì!".

Ở tuổi 35, tài sản của chị là căn nhà tạm bợ với bốn bức tường gạch. Không nghề nghiệp không ruộng đất, không con cái, không dự định cho tương lai, giấc mơ của những cô gái vùng quê nghèo này đã vỡ tan tành sau ngày cưới. Nhiều bậc làm cha làm mẹ đã gả con cho người nước ngoài với hy vọng sẽ được đổi đời, giàu có nhưng thực tế trái ngược hoàn toàn. Sau đám cưới, gia đình chỉ được bọn môi giới chi vài triệu đồng rồi mòn mỏi chờ đợi, đâu biết con gái mình đang phải sống vất vả, tủi nhục nơi xứ người.

"Nếu được quay lại, tôi sẽ không đi", đó là câu trả lời chung của những cô dâu Việt hồi hương.

Họ, mỗi người mỗi cảnh, nhưng phần lớn đều bị tổn thương vì cuộc hôn nhân chóng vánh. Ban đầu, những phụ nữ này đều có chung một suy nghĩ, cứ ai lấy chồng nước ngoài là sung sướng. Thực tế, họ bị đối xử như người ở, cái máy đẻ cho nhà chồng...

Không sống nổi, họ đành quay về quê hương nhưng lại vấp phải muôn vàn khó khăn. Người mang nỗi mặc cảm phải bỏ đi biệt xứ, người phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của gia đình. Có chị không sinh con được bị nhà chồng đuổi thẳng, nay về quê sống trong sự tự ti, buồn chán. Kịch bản cuộc đời của những phụ nữ này không khác nhau là bao.

Về đến quê, họ còn phải chịu sự dè bỉu của hàng xóm, người thân. Không nghề nghiệp, họ dạt đi xa, mang theo nỗi mặc cảm "từng lấy chồng Đài Loan" nên chẳng dám tiếp xúc với nhiều người. Như lời chị Lê Thị Thanh: "Tôi đi làm xa để quên đi chuyện cũ nhưng ở chỗ lạ, mỗi khi có người hỏi về những ngày trước đây, tôi không dám nói thật".

Hai chữ hạnh phúc không có trong mong ước của những cô gái quyết lòng lấy chồng ngoại. Tại sao họ lại đua nhau lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc đến như vậy?

Sao họ quyết định như thế?

"Con ông A, bà B lấy chồng nước ngoài gửi tiền về cất nhà, mua xe mới kìa!", một thời, cả làng cả xóm xôn xao kháo nhau như thế. Người này nhìn người kia và cho rằng, cứ lấy chồng ngoại sẽ nhanh chóng có tiền sửa nhà, mua được những thứ cả đời họ không bao giờ dám nghĩ tới. Cứ thế, các cô gái quyết định ra đi không cần suy nghĩ.

Thậm chí, theo tìm hiểu chúng tôi nhận thấy tại những làng quê này còn tồn tại một nếp nghĩ kiểu: "Nhà bên có con gả chồng ngoài, nhà tôi cũng phải có. Nhà đó xây được nhà, nhà tôi cũng xây được nhà.". Họ đua nhau gả con, đưa con vào con đường mờ mịt mà không lường được hậu quả.

Theo chị Nguyễn Thị Thu Trang, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tam Bình, chính những người từng lấy chồng Đài Loan đã khiến nhưng cô gái khác kéo nhau làm theo.

Các cô gái này chỉ thấy trước mắt cuộc sống sang trọng, có tiền gửi về nhà, xây nhà mới... nên tất cả đều ham muốn được đổi đời nhanh chóng. Họ đâu biết đó chỉ là "bề nổi". Trong số đó có biết bao người sống trong cảnh khổ sở nơi xứ người. Người phải mang bệnh tật, người ôm con nhỏ trở về gia đình với nỗi nuối tiếc khôn nguôi vì đánh mất tuổi trẻ.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.